“Người đàn ông ốm yếu của châu Âu” là cụm từ mà người ta thường dùng khi nói đến Anh Quốc. Sau ba thập kỷ chủ nghĩa xã hội, Vương quốc Anh đã trải qua một cuộc cách mạng kinh tế trong những năm 1970 và 1980 vì một người đáng chú ý - Thủ tướng Margaret Thatcher. Một số người hoài nghi đã cho rằng bà không thể thành công - Vương quốc Anh khi đó chỉ là một cái bóng mờ nhạt của một thời thị trường tự do thịnh vượng.
3. Vương quốc Anh
Chính phủ sở hữu các công ty sản xuất lớn nhất trong các ngành công nghiệp như ô tô và thép. Mức thuế suất cá nhân cao nhất là 83% đối với "thu nhập do lao động" (earned income) và mức thuế nặng nề 98% đối với thu nhập từ vốn. Phần lớn nhà ở thuộc sở hữu của chính phủ.
Trong nhiều thập kỷ, Vương quốc Anh đã tăng trưởng chậm hơn các nền kinh tế trên lục địa. Lúc đó, Vương quốc Anh không còn vĩ đại và dường như đang trở thành nền kinh tế vô vọng.
Trở ngại chính cho cải cách kinh tế là các công đoàn hùng mạnh, từ năm 1913 đã được phép chi tiền công đoàn cho các mục tiêu chính trị, ví dụ như kiểm soát Đảng Lao động. Các công đoàn hạn chế tăng trưởng năng suất và đầu tư.
Từ năm 1950 đến năm 1975, tình trạng đầu tư và năng suất của Vương quốc Anh là tồi tệ nhất trong số các nước công nghiệp lớn. Nhu cầu của công đoàn làm tăng quy mô của khu vực công và chi tiêu công lên tới 59% GDP. Tiền lương và nhu cầu lợi ích của lao động có tổ chức dẫn đến các cuộc đình công liên tục làm tê liệt giao thông vận tải và sản xuất.
Năm 1978, Thủ tướng Lao động James Callaghan đã quyết định rằng, thay vì tổ chức ngay một cuộc bầu cử, ông sẽ "cố gắng duy trì" cho đến mùa xuân năm sau. Đó là một sai lầm chết người. Chính phủ của ông đã gặp phải “mùa đông bất mãn” huyền thoại trong những tháng đầu năm 1979. Các công nhân thuộc khu vực công đã đình công trong nhiều tuần. Dãy núi rác không được thu gom chất đống ở các thành phố. Người chết thì không được chôn và chuột chạy trên đường phố.
Thủ tướng đảng Bảo thủ mới được bầu Margaret Thatcher, nữ Thủ tướng đầu tiên của Vương quốc Anh, đã nghiêm túc giải quyết đối tượng mà bà coi là trở ngại chính - các tổ chức công đoàn.
Những hoạt động bãi công biểu tình của công nhân đã bị cấm và không cho phép phong tỏa các nhà máy hoặc cảng. Phiếu đăng ký đình công đã được coi là bắt buộc. Tình trạng các cửa hàng đóng cửa, hay việc buộc các công nhân tham gia vào một công đoàn để có được một công việc đã chấm dứt. Thành viên công đoàn đã giảm mạnh từ mức đỉnh 12 triệu vào cuối những năm 1970 xuống còn một nửa vào cuối những năm 1980.
Bà Thatcher công bố: “Các chính sách kinh tế thực hiện ngay bây giờ hoặc sẽ không bao giờ. Hãy giữ vững chiến tuyến”.
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân cao nhất đã bị cắt giảm một nửa, còn 45%, và các biện pháp kiểm soát giao dịch đã bị bãi bỏ.
Tư nhân hóa là một cải cách cốt lõi của bà Thatcher. Nó không chỉ là nền tảng cho sự cải thiện của nền kinh tế, mà còn là “một trong những phương tiện trung tâm để đảo ngược các tác động xói mòn và tha hóa của chủ nghĩa xã hội”, bà viết trong cuốn hồi ký của mình.
Thông qua tư nhân hóa mà dẫn đến quyền sở hữu rộng nhất có thể trong xã hội, "sức mạnh của nhà nước bị giảm xuống và sức mạnh của người dân đã được nâng cao”. Tư nhân hóa “là trung tâm của bất kỳ chương trình nào nhằm mở rộng tự do cho xã hội”.
Bà ấy nói là làm, bán hết các hãng hàng không thuộc sở hữu của chính phủ, sân bay, dịch vụ tiện ích, và các công ty điện thoại, thép và dầu mỏ.
Trong những năm 1980, nền kinh tế của Anh tăng trưởng nhanh hơn bất kỳ nền kinh tế châu Âu nào khác ngoại trừ Tây Ban Nha. Đầu tư kinh doanh của Vương quốc Anh tăng trưởng nhanh hơn bất kỳ nước nào khác ngoại trừ Nhật Bản. Năng suất tăng nhanh hơn bất kỳ nền kinh tế công nghiệp nào khác.
Khoảng 3,3 triệu việc làm mới đã được tạo ra trong khoảng thời gian từ tháng 3 năm 1983 đến tháng 3 năm 1990. Lạm phát đã giảm từ mức cao 27% năm 1975 xuống còn 2,5% vào năm 1986. Từ năm 1981 đến năm 1989, dưới một chính phủ của đảng Bảo thủ, tăng trưởng GDP thực tế đạt trung bình 3,2%.
Vào thời điểm bà Thatcher rời khỏi chính phủ, khu vực công nghiệp thuộc sở hữu nhà nước đã giảm khoảng 60%. Như bà đã kể lại trong hồi ký của mình, khoảng 1 trong 4 người Anh sở hữu cổ phần trên thị trường. Hơn 600.000 việc làm đã được chuyển từ khu vực công sang khu vực tư nhân. Vương quốc Anh đã "thiết lập một xu hướng tư nhân hóa trên toàn thế giới ở các quốc gia khác nhau như Tiệp Khắc và New Zealand".
Quay lưng lại với sự quản lý của Keynes, “người đàn ông từng ốm yếu của châu Âu” giờ đã lớn phổng với sức khỏe kinh tế mạnh mẽ. Ngày nay không có một chính phủ Anh nào, thuộc đảng Lao động hay đảng Bảo thủ, dám cố gắng tái quốc hữu hóa những gì mà bà Margaret Thatcher đã tư nhân hóa.
Bài học của Trung Quốc
Làm thế nào để giải thích thành công kinh tế ấn tượng của một trong bốn nền kinh tế lớn nhất, Trung Quốc, với mức tăng trưởng GDP hàng năm từ 8 đến 10% từ những năm 1980 gần như cho đến hiện tại?
Từ năm 1949 đến 1976, dưới thời Mao Trạch Đông, Trung Quốc là một nền kinh tế yếu kém, do sự quản lý sai lầm cá nhân của Mao đối với nền kinh tế. Trong hành trình theo đuổi chủ nghĩa xã hội kiểu Xô Viết, Mao đã mang đến Bước nhảy vọt vĩ đại 1958-60, dẫn đến cái chết của ít nhất 30 triệu và có lẽ lên tới 50 triệu người Trung Quốc, và Cách mạng Văn hóa 1966-76, trong đó có thêm 3 triệu đến 5 triệu người chết. Mao để lại một Trung Quốc lạc hậu và chia rẽ sâu sắc.
Người kế vị của Mao, Đặng Tiểu Bình, đã chuyển Trung Quốc sang một hướng khác, tìm cách tạo ra một nền kinh tế hỗn hợp, trong đó chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội sẽ cùng tồn tại với sự giám sát của Đảng Cộng sản và không ngừng điều chỉnh sự pha trộn thích hợp. Trong bốn thập kỷ qua, Trung Quốc đã là "kỳ tích kinh tế" của thế giới vì những lý do sau:
Nó bắt đầu đi lên gần như từ mặt đất do sự ngang bướng về ý thức hệ của Mao. Nó đã trộm cắp tài sản trí tuệ, đặc biệt là từ Mỹ, trong nhiều thập kỷ. Nó đã tận dụng tối đa chủ nghĩa toàn cầu và việc thành viên của nó có mặt trong Tổ chức Thương mại Thế giới, trong khi vi phạm các quy tắc cấm các hành vi như trộm cắp tài sản trí tuệ. Nó đã sử dụng thuế quan và các biện pháp bảo hộ khác để đạt được lợi thế thương mại với Mỹ và các đối thủ khác.
Nó tạo ra một tầng lớp trung lưu gồm khoảng 300 triệu người, những người có cuộc sống tốt và đồng thời tạo thành một thị trường nội địa khá lớn cho hàng hóa và dịch vụ. Nó tiếp tục sử dụng lao động cưỡng bức của “trại tù lao động” để sản xuất hàng tiêu dùng giá rẻ được bán tại Walmart và các cửa hàng phương Tây khác. Nó cho phép một thị trường chợ đen khổng lồ tồn tại bởi vì các thành viên của Đảng thu lợi từ việc bán hàng.
Nó cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua các công ty Trung Quốc, nhưng Chính phủ - tức là Đảng Cộng sản luôn giữ một cổ phần chi phối. Nó điều hành khoảng 150.000 doanh nghiệp nhà nước đảm bảo việc làm cho hàng chục triệu người Trung Quốc. Nó phụ thuộc vào năng lượng và kinh nghiệm của những người kinh doanh giỏi nhất trên thế giới, chỉ đứng sau người Mỹ.
Nói tóm lại, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một thất bại kinh tế trong ba thập kỷ đầu tiên dưới thời Mao và chủ nghĩa xã hội Xô Viết. Nó bắt đầu leo lên để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới từ khi từ bỏ chủ nghĩa xã hội vào cuối những năm 70 và bắt đầu thử nghiệm thành công cho đến trước đại dịch Corona, theo cái gọi là chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung Quốc. Có lẽ không cần phải nhắc lại những điều tồi tệ diễn ra kể từ đại dịch Corona tại Trung Quốc và sự suy sụp của nền kinh tế Trung Quốc, cũng như những tác hại mà họ tạo ra cho thế giới văn minh.
Có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy những thành công đó không còn tự động mà có. Trung Quốc đang trải qua một thời kỳ kinh tế suy giảm dần, bị cai trị bởi một đảng Cộng sản độc tài nhưng chia rẽ đang cố gắng bám lấy quyền lực, phải đối mặt với những đòi hỏi của toàn xã hội như bảo đảm các quyền cơ bản của con người và sự xuống cấp môi trường nghiêm trọng.
Lịch sử cho thấy những vấn đề này có thể được giải quyết tốt nhất bởi một chính phủ dân chủ do người dân làm chủ thực sự, chứ không phải là một nhà nước độc tài phải dùng đến bạo lực trong một cuộc khủng hoảng, như Bắc Kinh đã làm tại Quảng trường Thiên An Môn và đang làm ở Hong Kong.
Sự ngạo mạn chết người của chủ nghĩa xã hội
Như chúng ta đã thấy từ cuộc thử nghiệm tại Israel, Ấn Độ và Vương quốc Anh, hệ thống kinh tế hoạt động tốt nhất cho số đông nhất không phải là chủ nghĩa xã hội với các biện pháp kiểm soát trung tâm, những lời hứa không tưởng và việc dùng tiền của người khác, mà là hệ thống thị trường tự do với sự nhấn mạnh vào cạnh tranh và tinh thần kinh doanh. Cả ba quốc gia đã thử nghiệm chủ nghĩa xã hội trong nhiều thập kỷ, và cuối cùng cả ba nước đều từ chối nó vì một lý do đơn giản nhất - nó đã thất bại.
Chủ nghĩa xã hội có tội với một sự tự phụ chết người: Nó tin rằng hệ thống của mình có thể đưa ra quyết định tốt hơn cho người dân so với việc họ tự ra quyết định cho mình. Nó là sản phẩm cuối cùng của một nhà tiên tri thế kỷ 19 mà những lời tiên tri của ông ta (ví dụ như sự biến mất không thể tránh khỏi của tầng lớp trung lưu) đã được chứng minh là sai lầm hết lần này đến lần khác.
Theo Ngân hàng Thế giới, hơn 1 tỷ người đã tự mình thoát nghèo trong 25 năm qua, một trong những thành tựu vĩ đại nhất của loài người trong thời đại chúng ta. Trong số một tỷ người đó, khoảng 731 triệu là người Trung Quốc và 168 triệu là người Ấn Độ.
Động lực chính của sự thoát nghèo là toàn cầu hóa hệ thống thương mại quốc tế. Phần lớn thành công của Trung Quốc là nhờ vào tự do thương mại được cung cấp bởi Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới.
Phiên bản mới nhất của Chỉ số tự do kinh tế từ Quỹ Di sản khẳng định xu hướng toàn cầu đối với tự do kinh tế: Các nền kinh tế được đánh giá “tự do” hay “khá tự do” được hưởng thu nhập cao hơn năm lần so với thu nhập của các nền kinh tế bị kìm nén như Bắc Triều Tiên, Venezuela và Cuba.
Phép màu xã hội chủ nghĩa của Israel hóa ra là một ảo ảnh, Ấn Độ đã loại bỏ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa và chọn một con đường định hướng theo thị trường hơn, và Vương quốc Anh đã làm gương cho phần còn lại của thế giới với sự nhấn mạnh vào tư nhân hóa và bãi bỏ quy định.
Cho dù chúng ta đang nói về hành động của một quốc gia nông nghiệp 1,3 tỷ dân (Ấn Độ), hay quốc gia châm ngòi cho cuộc cách mạng công nghiệp (Anh Quốc), hay một quốc gia Trung Đông nhỏ bé với những công dân thông minh nhất thế giới (Israel), thì họ đã lựa chọn và chúng ta đã chứng kiến sự thành bại trong lựa chọn của họ. Lịch sử - môn khoa học chính xác - luôn giúp ta đánh giá lại các lựa chọn và có được quyết định tốt nhất cho bản thân mình.
Lê Minh lược dịch
(NTDVN)
Giấc mộng 'chủ nghĩa xã hội' không thành của Anh Quốc, Ấn Độ, và Israel năm xưa - bài học của Trung Quốc ngày hôm nay |
3. Vương quốc Anh
Chính phủ sở hữu các công ty sản xuất lớn nhất trong các ngành công nghiệp như ô tô và thép. Mức thuế suất cá nhân cao nhất là 83% đối với "thu nhập do lao động" (earned income) và mức thuế nặng nề 98% đối với thu nhập từ vốn. Phần lớn nhà ở thuộc sở hữu của chính phủ.
Trong nhiều thập kỷ, Vương quốc Anh đã tăng trưởng chậm hơn các nền kinh tế trên lục địa. Lúc đó, Vương quốc Anh không còn vĩ đại và dường như đang trở thành nền kinh tế vô vọng.
Trở ngại chính cho cải cách kinh tế là các công đoàn hùng mạnh, từ năm 1913 đã được phép chi tiền công đoàn cho các mục tiêu chính trị, ví dụ như kiểm soát Đảng Lao động. Các công đoàn hạn chế tăng trưởng năng suất và đầu tư.
Từ năm 1950 đến năm 1975, tình trạng đầu tư và năng suất của Vương quốc Anh là tồi tệ nhất trong số các nước công nghiệp lớn. Nhu cầu của công đoàn làm tăng quy mô của khu vực công và chi tiêu công lên tới 59% GDP. Tiền lương và nhu cầu lợi ích của lao động có tổ chức dẫn đến các cuộc đình công liên tục làm tê liệt giao thông vận tải và sản xuất.
Năm 1978, Thủ tướng Lao động James Callaghan đã quyết định rằng, thay vì tổ chức ngay một cuộc bầu cử, ông sẽ "cố gắng duy trì" cho đến mùa xuân năm sau. Đó là một sai lầm chết người. Chính phủ của ông đã gặp phải “mùa đông bất mãn” huyền thoại trong những tháng đầu năm 1979. Các công nhân thuộc khu vực công đã đình công trong nhiều tuần. Dãy núi rác không được thu gom chất đống ở các thành phố. Người chết thì không được chôn và chuột chạy trên đường phố.
Thủ tướng đảng Bảo thủ mới được bầu Margaret Thatcher, nữ Thủ tướng đầu tiên của Vương quốc Anh, đã nghiêm túc giải quyết đối tượng mà bà coi là trở ngại chính - các tổ chức công đoàn.
Những hoạt động bãi công biểu tình của công nhân đã bị cấm và không cho phép phong tỏa các nhà máy hoặc cảng. Phiếu đăng ký đình công đã được coi là bắt buộc. Tình trạng các cửa hàng đóng cửa, hay việc buộc các công nhân tham gia vào một công đoàn để có được một công việc đã chấm dứt. Thành viên công đoàn đã giảm mạnh từ mức đỉnh 12 triệu vào cuối những năm 1970 xuống còn một nửa vào cuối những năm 1980.
Bà Thatcher công bố: “Các chính sách kinh tế thực hiện ngay bây giờ hoặc sẽ không bao giờ. Hãy giữ vững chiến tuyến”.
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân cao nhất đã bị cắt giảm một nửa, còn 45%, và các biện pháp kiểm soát giao dịch đã bị bãi bỏ.
Tư nhân hóa là một cải cách cốt lõi của bà Thatcher. Nó không chỉ là nền tảng cho sự cải thiện của nền kinh tế, mà còn là “một trong những phương tiện trung tâm để đảo ngược các tác động xói mòn và tha hóa của chủ nghĩa xã hội”, bà viết trong cuốn hồi ký của mình.
Thông qua tư nhân hóa mà dẫn đến quyền sở hữu rộng nhất có thể trong xã hội, "sức mạnh của nhà nước bị giảm xuống và sức mạnh của người dân đã được nâng cao”. Tư nhân hóa “là trung tâm của bất kỳ chương trình nào nhằm mở rộng tự do cho xã hội”.
Bà ấy nói là làm, bán hết các hãng hàng không thuộc sở hữu của chính phủ, sân bay, dịch vụ tiện ích, và các công ty điện thoại, thép và dầu mỏ.
Trong những năm 1980, nền kinh tế của Anh tăng trưởng nhanh hơn bất kỳ nền kinh tế châu Âu nào khác ngoại trừ Tây Ban Nha. Đầu tư kinh doanh của Vương quốc Anh tăng trưởng nhanh hơn bất kỳ nước nào khác ngoại trừ Nhật Bản. Năng suất tăng nhanh hơn bất kỳ nền kinh tế công nghiệp nào khác.
Khoảng 3,3 triệu việc làm mới đã được tạo ra trong khoảng thời gian từ tháng 3 năm 1983 đến tháng 3 năm 1990. Lạm phát đã giảm từ mức cao 27% năm 1975 xuống còn 2,5% vào năm 1986. Từ năm 1981 đến năm 1989, dưới một chính phủ của đảng Bảo thủ, tăng trưởng GDP thực tế đạt trung bình 3,2%.
Vào thời điểm bà Thatcher rời khỏi chính phủ, khu vực công nghiệp thuộc sở hữu nhà nước đã giảm khoảng 60%. Như bà đã kể lại trong hồi ký của mình, khoảng 1 trong 4 người Anh sở hữu cổ phần trên thị trường. Hơn 600.000 việc làm đã được chuyển từ khu vực công sang khu vực tư nhân. Vương quốc Anh đã "thiết lập một xu hướng tư nhân hóa trên toàn thế giới ở các quốc gia khác nhau như Tiệp Khắc và New Zealand".
Quay lưng lại với sự quản lý của Keynes, “người đàn ông từng ốm yếu của châu Âu” giờ đã lớn phổng với sức khỏe kinh tế mạnh mẽ. Ngày nay không có một chính phủ Anh nào, thuộc đảng Lao động hay đảng Bảo thủ, dám cố gắng tái quốc hữu hóa những gì mà bà Margaret Thatcher đã tư nhân hóa.
Bài học của Trung Quốc
Làm thế nào để giải thích thành công kinh tế ấn tượng của một trong bốn nền kinh tế lớn nhất, Trung Quốc, với mức tăng trưởng GDP hàng năm từ 8 đến 10% từ những năm 1980 gần như cho đến hiện tại?
Từ năm 1949 đến 1976, dưới thời Mao Trạch Đông, Trung Quốc là một nền kinh tế yếu kém, do sự quản lý sai lầm cá nhân của Mao đối với nền kinh tế. Trong hành trình theo đuổi chủ nghĩa xã hội kiểu Xô Viết, Mao đã mang đến Bước nhảy vọt vĩ đại 1958-60, dẫn đến cái chết của ít nhất 30 triệu và có lẽ lên tới 50 triệu người Trung Quốc, và Cách mạng Văn hóa 1966-76, trong đó có thêm 3 triệu đến 5 triệu người chết. Mao để lại một Trung Quốc lạc hậu và chia rẽ sâu sắc.
Người kế vị của Mao, Đặng Tiểu Bình, đã chuyển Trung Quốc sang một hướng khác, tìm cách tạo ra một nền kinh tế hỗn hợp, trong đó chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội sẽ cùng tồn tại với sự giám sát của Đảng Cộng sản và không ngừng điều chỉnh sự pha trộn thích hợp. Trong bốn thập kỷ qua, Trung Quốc đã là "kỳ tích kinh tế" của thế giới vì những lý do sau:
Nó bắt đầu đi lên gần như từ mặt đất do sự ngang bướng về ý thức hệ của Mao. Nó đã trộm cắp tài sản trí tuệ, đặc biệt là từ Mỹ, trong nhiều thập kỷ. Nó đã tận dụng tối đa chủ nghĩa toàn cầu và việc thành viên của nó có mặt trong Tổ chức Thương mại Thế giới, trong khi vi phạm các quy tắc cấm các hành vi như trộm cắp tài sản trí tuệ. Nó đã sử dụng thuế quan và các biện pháp bảo hộ khác để đạt được lợi thế thương mại với Mỹ và các đối thủ khác.
Nó tạo ra một tầng lớp trung lưu gồm khoảng 300 triệu người, những người có cuộc sống tốt và đồng thời tạo thành một thị trường nội địa khá lớn cho hàng hóa và dịch vụ. Nó tiếp tục sử dụng lao động cưỡng bức của “trại tù lao động” để sản xuất hàng tiêu dùng giá rẻ được bán tại Walmart và các cửa hàng phương Tây khác. Nó cho phép một thị trường chợ đen khổng lồ tồn tại bởi vì các thành viên của Đảng thu lợi từ việc bán hàng.
Nó cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua các công ty Trung Quốc, nhưng Chính phủ - tức là Đảng Cộng sản luôn giữ một cổ phần chi phối. Nó điều hành khoảng 150.000 doanh nghiệp nhà nước đảm bảo việc làm cho hàng chục triệu người Trung Quốc. Nó phụ thuộc vào năng lượng và kinh nghiệm của những người kinh doanh giỏi nhất trên thế giới, chỉ đứng sau người Mỹ.
Nói tóm lại, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một thất bại kinh tế trong ba thập kỷ đầu tiên dưới thời Mao và chủ nghĩa xã hội Xô Viết. Nó bắt đầu leo lên để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới từ khi từ bỏ chủ nghĩa xã hội vào cuối những năm 70 và bắt đầu thử nghiệm thành công cho đến trước đại dịch Corona, theo cái gọi là chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung Quốc. Có lẽ không cần phải nhắc lại những điều tồi tệ diễn ra kể từ đại dịch Corona tại Trung Quốc và sự suy sụp của nền kinh tế Trung Quốc, cũng như những tác hại mà họ tạo ra cho thế giới văn minh.
Có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy những thành công đó không còn tự động mà có. Trung Quốc đang trải qua một thời kỳ kinh tế suy giảm dần, bị cai trị bởi một đảng Cộng sản độc tài nhưng chia rẽ đang cố gắng bám lấy quyền lực, phải đối mặt với những đòi hỏi của toàn xã hội như bảo đảm các quyền cơ bản của con người và sự xuống cấp môi trường nghiêm trọng.
Lịch sử cho thấy những vấn đề này có thể được giải quyết tốt nhất bởi một chính phủ dân chủ do người dân làm chủ thực sự, chứ không phải là một nhà nước độc tài phải dùng đến bạo lực trong một cuộc khủng hoảng, như Bắc Kinh đã làm tại Quảng trường Thiên An Môn và đang làm ở Hong Kong.
Sự ngạo mạn chết người của chủ nghĩa xã hội
Như chúng ta đã thấy từ cuộc thử nghiệm tại Israel, Ấn Độ và Vương quốc Anh, hệ thống kinh tế hoạt động tốt nhất cho số đông nhất không phải là chủ nghĩa xã hội với các biện pháp kiểm soát trung tâm, những lời hứa không tưởng và việc dùng tiền của người khác, mà là hệ thống thị trường tự do với sự nhấn mạnh vào cạnh tranh và tinh thần kinh doanh. Cả ba quốc gia đã thử nghiệm chủ nghĩa xã hội trong nhiều thập kỷ, và cuối cùng cả ba nước đều từ chối nó vì một lý do đơn giản nhất - nó đã thất bại.
Chủ nghĩa xã hội có tội với một sự tự phụ chết người: Nó tin rằng hệ thống của mình có thể đưa ra quyết định tốt hơn cho người dân so với việc họ tự ra quyết định cho mình. Nó là sản phẩm cuối cùng của một nhà tiên tri thế kỷ 19 mà những lời tiên tri của ông ta (ví dụ như sự biến mất không thể tránh khỏi của tầng lớp trung lưu) đã được chứng minh là sai lầm hết lần này đến lần khác.
Theo Ngân hàng Thế giới, hơn 1 tỷ người đã tự mình thoát nghèo trong 25 năm qua, một trong những thành tựu vĩ đại nhất của loài người trong thời đại chúng ta. Trong số một tỷ người đó, khoảng 731 triệu là người Trung Quốc và 168 triệu là người Ấn Độ.
Động lực chính của sự thoát nghèo là toàn cầu hóa hệ thống thương mại quốc tế. Phần lớn thành công của Trung Quốc là nhờ vào tự do thương mại được cung cấp bởi Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới.
Phiên bản mới nhất của Chỉ số tự do kinh tế từ Quỹ Di sản khẳng định xu hướng toàn cầu đối với tự do kinh tế: Các nền kinh tế được đánh giá “tự do” hay “khá tự do” được hưởng thu nhập cao hơn năm lần so với thu nhập của các nền kinh tế bị kìm nén như Bắc Triều Tiên, Venezuela và Cuba.
Phép màu xã hội chủ nghĩa của Israel hóa ra là một ảo ảnh, Ấn Độ đã loại bỏ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa và chọn một con đường định hướng theo thị trường hơn, và Vương quốc Anh đã làm gương cho phần còn lại của thế giới với sự nhấn mạnh vào tư nhân hóa và bãi bỏ quy định.
Cho dù chúng ta đang nói về hành động của một quốc gia nông nghiệp 1,3 tỷ dân (Ấn Độ), hay quốc gia châm ngòi cho cuộc cách mạng công nghiệp (Anh Quốc), hay một quốc gia Trung Đông nhỏ bé với những công dân thông minh nhất thế giới (Israel), thì họ đã lựa chọn và chúng ta đã chứng kiến sự thành bại trong lựa chọn của họ. Lịch sử - môn khoa học chính xác - luôn giúp ta đánh giá lại các lựa chọn và có được quyết định tốt nhất cho bản thân mình.
Lê Minh lược dịch
(NTDVN)
Tin tức Hàng Ngày - Trang Thông Tin Đa Chiều. Tất cả bài đăng tải trên thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả có thể gây ra những tranh luận đa chiều và trái chiều Tin tức Hàng Ngày mong nhận được ý kiến phản hồi và phản biện của độc giả
Đăng nhận xét