Ủy ban Châu Âu đã lên án Trung Quốc điều hành các chiến dịch phát tán tin giả tại khu vực, khi khối này giới thiệu kế hoạch đối phó với một làn sóng tin giả rất lớn xoay quanh đại dịch Covid-19.
Ủy ban Châu Âu cho biết Nga và Trung Quốc đang điều hành “các chiến dịch gây ảnh hưởng và phát tán tin giả nhắm vào các quốc gia trong khối EU, khu vực lân cận và trên toàn cầu”. Tuy rằng cáo buộc chống lại Nga đã được đưa ra nhiều lần, nhưng đây là lần đầu tiên tổ chức đứng đầu EU chỉ đích danh Trung Quốc là nguồn gốc phát tán các thông tin sai lệch về đại dịch, theo The Guardian.
Các chính trị gia ở Pháp đã rất phẫn nộ khi một trang web của Đại sứ quán Trung Quốc tuyên bố hồi giữa tháng 4 rằng, tại thời gian đỉnh điểm của đại dịch tại Châu Âu, các nhân viên chăm sóc y tế nước này đã rời bỏ công việc khiến nhiều người dân thiệt mạng. Một nhà ngoại giao Trung Quốc cũng tuyên bố sai lệch rằng 80 nhà lập pháp người Pháp đã có lời lẽ kỳ thị chủng tộc đối với người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus.
Hôm 12/3, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã nói trên trang Twitter cá nhân rằng có thể chính quân đội Mỹ đã mang virus đến Vũ Hán.
Một ngày sau, cũng trên Twitter ông đã chia sẻ một bài báo của trang web Global Research với tiêu đề “Bằng chứng nữa cho thấy virus có nguồn gốc từ Mỹ” và kêu gọi người đọc và chia sẻ nó. Bài báo này sau đó đã bị xóa.
“Tôi tin rằng nếu có bằng chứng, chúng ta không cần phải ngại việc chỉ mặt đặt tên”, thì bà Vĕra Jourová, phó chủ tịch Ủy ban châu Âu, trao đổi với các phóng viên.
“Tôi rất tin tưởng rằng một EU chỉ thật sự mạnh mẽ trên phương diện địa chính trị khi chúng ta có sự quyết đoán”, bà Jourová nói, ám chỉ mục tiêu đề ra của Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, bà Ursula von der Leyen, là làm sao để tổ chức quốc tế này có thêm sức ảnh hưởng trên trường quốc tế.
Lập trường quyết đoán hơn của EU đánh dấu một sự thay đổi giọng điệu so với một báo cáo hồi tháng 3, khi chỉ đơn thuần nhận định rằng các thông tin của Trung Quốc về Covid-19 là chưa đúng sự thật. Động thái này cũng xuất hiện sau khi một số nhà lập pháp tại Nghị viện châu Âu cáo buộc Ủy ban Châu Âu tinh giảm một báo cáo trước đó của Ủy ban về vấn đề phát tán tin giả dưới áp lực từ chính quyền Trung Quốc – một cáo buộc đã bị các quan chức EU phủ nhận.
Các quốc gia thành viên EU đang vật lộn với cách thức đối phó với Trung Quốc trên một loạt các mặt trận, từ chính sách đối ngoại, an ninh cho đến kinh tế. Ủy ban đã mô tả Trung Quốc là một “đối thủ toàn diện” trong một báo cáo năm 2019, vốn đã được nhiều quốc gia thành viên nhìn nhận là một bước ngoặt trong cách thức EU đối phó với một chính phủ Bắc Kinh ngày càng hung hăng.
Ở phía bên kia bờ Đại Tây Dương, giới chức Mỹ cũng đang leo thang chỉ trích Bắc Kinh xoay quanh sự tắc trách trong đại dịch Covid-19, song song với vấn đề luật an ninh mới ở Hồng Kông trong thời gian gần.
Tại cuộc họp báo cuối tháng 5, ông Trump đã lên án Trung Quốc đã chủ mưu gây ra “đại dịch toàn cầu” COVID-19 bằng việc cho phép virus corona lây lan khắp thế giới. Ông Trump nói rằng đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã gây ra “gánh nặng kinh tế” và cướp đi “vô số sinh mạng”. Trong cuộc họp báo, ông đã ra một loạt quyết sách chưa từng có với Trung Quốc.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump gần đây cũng đưa ra một bản chiến lược khác dài 16 trang trực tiếp nhắm vào các mối đe dọa từ ĐCSTQ, trong đó chỉ đề cập đến ông Tập Cận Bình với tư cách là Tổng Bí thư ĐCSTQ, mà không hề nhắc đến chức vụ Chủ tịch nước của ông này. Đây được coi là một thông điệp mạnh mẽ, ngầm ám chỉ rằng Washington coi ĐCSTQ là một thế lực thù địch và không còn thừa nhận vị trí lãnh đạo của ông Tập Cận Bình.
https://vietluan.com.au/
EU lần đầu chỉ đích danh Trung Quốc gây làn sóng tin giả khổng lồ về Covid-19 |
Các chính trị gia ở Pháp đã rất phẫn nộ khi một trang web của Đại sứ quán Trung Quốc tuyên bố hồi giữa tháng 4 rằng, tại thời gian đỉnh điểm của đại dịch tại Châu Âu, các nhân viên chăm sóc y tế nước này đã rời bỏ công việc khiến nhiều người dân thiệt mạng. Một nhà ngoại giao Trung Quốc cũng tuyên bố sai lệch rằng 80 nhà lập pháp người Pháp đã có lời lẽ kỳ thị chủng tộc đối với người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus.
Hôm 12/3, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã nói trên trang Twitter cá nhân rằng có thể chính quân đội Mỹ đã mang virus đến Vũ Hán.
Một ngày sau, cũng trên Twitter ông đã chia sẻ một bài báo của trang web Global Research với tiêu đề “Bằng chứng nữa cho thấy virus có nguồn gốc từ Mỹ” và kêu gọi người đọc và chia sẻ nó. Bài báo này sau đó đã bị xóa.
“Tôi tin rằng nếu có bằng chứng, chúng ta không cần phải ngại việc chỉ mặt đặt tên”, thì bà Vĕra Jourová, phó chủ tịch Ủy ban châu Âu, trao đổi với các phóng viên.
“Tôi rất tin tưởng rằng một EU chỉ thật sự mạnh mẽ trên phương diện địa chính trị khi chúng ta có sự quyết đoán”, bà Jourová nói, ám chỉ mục tiêu đề ra của Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, bà Ursula von der Leyen, là làm sao để tổ chức quốc tế này có thêm sức ảnh hưởng trên trường quốc tế.
Lập trường quyết đoán hơn của EU đánh dấu một sự thay đổi giọng điệu so với một báo cáo hồi tháng 3, khi chỉ đơn thuần nhận định rằng các thông tin của Trung Quốc về Covid-19 là chưa đúng sự thật. Động thái này cũng xuất hiện sau khi một số nhà lập pháp tại Nghị viện châu Âu cáo buộc Ủy ban Châu Âu tinh giảm một báo cáo trước đó của Ủy ban về vấn đề phát tán tin giả dưới áp lực từ chính quyền Trung Quốc – một cáo buộc đã bị các quan chức EU phủ nhận.
Các quốc gia thành viên EU đang vật lộn với cách thức đối phó với Trung Quốc trên một loạt các mặt trận, từ chính sách đối ngoại, an ninh cho đến kinh tế. Ủy ban đã mô tả Trung Quốc là một “đối thủ toàn diện” trong một báo cáo năm 2019, vốn đã được nhiều quốc gia thành viên nhìn nhận là một bước ngoặt trong cách thức EU đối phó với một chính phủ Bắc Kinh ngày càng hung hăng.
Ở phía bên kia bờ Đại Tây Dương, giới chức Mỹ cũng đang leo thang chỉ trích Bắc Kinh xoay quanh sự tắc trách trong đại dịch Covid-19, song song với vấn đề luật an ninh mới ở Hồng Kông trong thời gian gần.
Tại cuộc họp báo cuối tháng 5, ông Trump đã lên án Trung Quốc đã chủ mưu gây ra “đại dịch toàn cầu” COVID-19 bằng việc cho phép virus corona lây lan khắp thế giới. Ông Trump nói rằng đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã gây ra “gánh nặng kinh tế” và cướp đi “vô số sinh mạng”. Trong cuộc họp báo, ông đã ra một loạt quyết sách chưa từng có với Trung Quốc.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump gần đây cũng đưa ra một bản chiến lược khác dài 16 trang trực tiếp nhắm vào các mối đe dọa từ ĐCSTQ, trong đó chỉ đề cập đến ông Tập Cận Bình với tư cách là Tổng Bí thư ĐCSTQ, mà không hề nhắc đến chức vụ Chủ tịch nước của ông này. Đây được coi là một thông điệp mạnh mẽ, ngầm ám chỉ rằng Washington coi ĐCSTQ là một thế lực thù địch và không còn thừa nhận vị trí lãnh đạo của ông Tập Cận Bình.
https://vietluan.com.au/
Tin tức Hàng Ngày - Trang Thông Tin Đa Chiều. Tất cả bài đăng tải trên thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả có thể gây ra những tranh luận đa chiều và trái chiều Tin tức Hàng Ngày mong nhận được ý kiến phản hồi và phản biện của độc giả
Đăng nhận xét