Trong giới hoạt động xã hội dân sự, đúng là có nhiều mâu thuẫn đan xen nhau quanh chuyện quyền được mở miệng.
Lời tòa soạn: Trong email gửi bài cộng tác với trang Việt Nam Thời Báo, tác giả bút danh Hoài Nguyễn nói đã rất ngạc nhiên khi thử tìm hiểu về lát cắt nhỏ trong giới xã hội dân sự ‘phi quốc doanh’ ở Việt Nam. Ông cho rằng Việt Nam vẫn là xứ sở của nghịch lý, khi cùng vấn đề thì có thể hôm nay đúng, nhưng bữa sau lại sai, và rồi ngày kia thì đúng trở lại…
Rộng đường dư luận, xin giới thiệu bài viết với góc nhìn của tác giả Hoài Nguyễn đặt ra về quyền tự do ngôn luận, tự do chính trị ở Việt Nam.
Hãy nhìn sang Trung Quốc
Mặc dù nhiều người Việt Nam ở hải ngoại luôn tranh đấu cho tự do dân chủ ở quê nhà, nhưng theo một khảo sát toàn cầu mới, đại đa số người dân trong nước tin là Việt Nam có dân chủ.
Đó là một phần nội dung của bản tin phát trên Đài Tiếng nói Hoa Kỳ hôm 17 tháng sáu, mà người Việt tại quê nhà có thể tìm đọc trên trang web của đài này.
Bản tin cho hay chỉ có 18% người dân Việt Nam được hỏi nói rằng “không có đủ dân chủ ở đất nước tôi”, và chỉ có 12% cho rằng chính phủ của họ “thường hành động vì lợi ích của một nhóm nhỏ”, theo khảo sát của Nhóm nghiên cứu Dalia Research, có trụ sở chính ở Berlin của Đức kết hợp với quỹ Liên minh Dân chủ (AoD) có trụ sở ở Copenhagen, Đan Mạch, đưa ra ngay trước khi Hội nghị Thượng đỉnh Dân chủ Copenhagen được tổ chức hôm 18-19/6.
Quốc gia cộng sản láng giềng Trung Quốc cũng có những chỉ số tương tự như Việt Nam, khi 83% người dân coi dân chủ là quan trọng và 73% nói đất nước của họ có dân chủ.
Trên trang web của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ hôm 19/6 đăng bài viết ký tên Nguyễn Hùng. Ông Hùng nói rằng, “Quả thực nếu ai hỏi tôi Việt Nam có dân chủ không khi tôi tốt nghiệp đại học hồi đầu thập niên 90, có lẽ tôi cũng sẽ trả lời “có”. Lý do đơn giản là khi đó tôi hiểu rất mù mờ về dân chủ. Các sinh viên trường tôi không có cơ hội để tìm hiểu về điều xa xỉ như dân chủ nên khó có thể hiểu tường tận về nó. Nên nhớ khi đó Việt Nam còn giữ thị thực xuất cảnh, và kể cả bạn đã có hộ chiếu vẫn phải xin nhà nước cho xuất cảnh mỗi khi cần ra nước ngoài. Mãi tới năm 1997 tôi vẫn không thể sang Liên Hiệp Quốc trong ba tháng như họ mời chỉ vì không có được visa xuất cảnh. Và khi đó Việt Nam cũng chưa có internet. Cũng phải nói thêm chỉ sang năm 1998 cả hai thứ đó đã thay đổi”.
Nguyễn Hùng là người đồng sáng lập chương trình Bàn tròn Thứ Năm của BBC Tiếng Việt. Nhà báo Phạm Chí Dũng ở Việt Nam từng là khách mời thường xuyên của chương trình này.
Phần kết của bài viết nói trên đăng trên chuyên mục blog cá nhân của trang web Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, ông Nguyễn Hùng đưa ra gợi ý: “Để xác nhận những gì 70% người dân Việt Nam nhận thức về dân chủ chỉ là ngộ nhận, chúng ta chỉ cần nhìn sang nước láng giềng Trung Quốc. Nếu hỏi người Việt Nam rằng Trung Quốc có dân chủ không có lẽ nhiều người sẽ nói rằng không. Nhưng trên 70% người Trung Quốc cũng lại cho rằng họ đang sống trong một nền dân chủ. Và nên chăng chúng ta tập trung vào sự tự do thay vì dân chủ, vì như người ta nói trong xã hội có hai con sói và một con cừu, thì khả năng cừu bị thịt qua bỏ phiếu là gần như chắc chắn”.
Vì sao đa số người Việt nghĩ đất nước có dân chủ?
Nếu so với giai đoạn chừng 20 năm sau ngày 30 tháng tư, 1975, thì đúng là hiện nay người dân Việt Nam được quyền mở miệng phê phán các chính sách, và phê phán luôn cả những viên chức trong bộ máy công quyền.
Báo chí Việt Nam tuy vẫn được coi là ‘quốc doanh’, song họ đã đưa tin tức đa chiều hơn, mặc dù nhiều ngờ vực rằng đây chỉ là kết quả bề mặt từ đấu đá giữa các nhóm quyền lực trong cùng một đảng chính trị. Vụ việc quy hoạch bán đảo Thủ Thiêm ở quận 2, Sài Gòn là ví dụ của ròng rã hơn hai mươi năm, báo chí luôn đeo bám.
Tuy nhiên cũng khó hiểu, khi một vụ việc đất đai lại ở ngay trong khu vực nội thành là vườn rau Lộc Hưng, song báo chí có vẻ không chút mặn mà, kể cả nhiều tài khoản cá nhân trên mạng xã hội facebook của những nhà báo được liệt vào hàng có ‘số má’.
Nhìn sang giới hoạt động xã hội dân sự, đúng là có nhiều mâu thuẫn đan xen nhau quanh chuyện quyền được mở miệng.
Mấy năm trước, một số cá nhân được cho là các nhà hoạt động về nhân quyền như nghệ sĩ Kim Chi, ông Nguyễn Tường Thụy, ông Lê Thanh Tùng, ông Ngô Nhật Đăng, ông Nguyễn Đình Hà đã được nhà nước Việt Nam cho xuất cảnh sang Mỹ; và dường như ngay sau đó, qua tường thuật của vài kênh truyền thông ở hải ngoại, người ta biết đến vai trò mạnh thường quân là đảng Việt Tân, cho chuyến đi gọi là “được các dân biểu nghị sĩ Hoa kỳ mời sang Washington DC để điều trần về nền tự do báo chí của Việt Nam” vào năm 2014.
Sau chuyến đi để điều trần về nền tự do báo chí của Việt Nam nói trên, trong một trả lời phỏng vấn trên trang blogspot của Phạm Thanh Nghiên, thực hiện ngày 3 tháng 7 năm 2014, ông Ngô Nhật Đăng cho biết: “Tôi cũng có những cuộc trao đổi với các anh bên An ninh tư tưởng văn hóa với tính chất thẳng thắn và xây dựng về việc ra đời một tờ báo độc lập. Có ý kiến rằng : “Cũng muốn sớm được đọc tờ báo của các anh, chỉ khuyên các anh một điều “Hãy lấy quyền lợi Quốc gia là tối thượng”.
Cá nhân tôi cũng như anh em trong nhóm sáng lập đều sẵn sàng chấp nhận mọi hệ lụy một cách bình thản dù gặp tình huống xấu nhất. Tôi thích một câu nói của một triết gia kiêm nhà báo Tiệp Khắc nói trên giường bệnh trước lúc ông qua đời : “Có cái gì đó đáng để hy sinh”.Xin mở ngoặc ông cũng nhiều năm trải qua tù đầy và bị săn đuổi ngay cả khi nằm trên giường bệnh. Vâng, rất đáng để hy sinh”.
Mở đầu bài báo dạng phỏng vấn nói trên, tác giả Phạm Thanh Nghiên cho biết: “Nhân sự kiện Hội Nhà báo Độc Lập Việt Nam tuyên bố thành lập cùng với việc ra mắt số đầu tiên của “Việt Nam Thời Báo”, Phạm Thanh Nghiên đã có cuộc trò chuyện với ông Ngô Nhật Đăng, một trong những thành viên sáng lập Hội. Cùng với hai người khác là Blogger Nguyễn Tường Thụy và Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, ông Ngô Nhật Đăng sẽ đảm nhận trách nhiệm trong Ban Biên tập cho “Việt Nam Thời Báo”. (1)
Đoạn trích trên mang đến cảm giác dường như có bàn tay của cớm chìm trong hội đoàn xã hội dân sự.
Mãi cho tới mới đây, hai vị được kể tên ở trên là ông Phạm Chí Dũng, ông Nguyễn Tường Thụy đã đối mặt với tội danh được cho là liên quan tới thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam. Rõ ràng quãng thời gian từ tháng 7/2014 đến nay là khá dài cho việc quyền được mở miệng qua các bài báo trên trang Việt Nam Thời Báo của hội nghề nghiệp dân sự này.
Một dẫn chứng tiếp theo là nhà báo Huy Đức, một cựu phóng viên của báo Tuổi Trẻ. Nếu cho rằng Việt Nam hoàn toàn không có dân chủ, thì phải giải thích sao đây, khi ông Huy Đức không hề gặp khó dễ về mặt chính quyền khi ông in tập sách “Bên thắng cuộc” tại hải ngoại, và sau đó nội dung của “Bên thắng cuộc” được đăng phổ biến trên rất nhiều trang web?
Dẫu gì thì đó cũng là một biểu hiện của dân chủ, cho dù dân chủ ấy trong rất nhiều trường hợp, rất nhiều hoàn cảnh thực tế cho thấy chỉ là dân chủ về mặt hình thức nhằm để phục vụ chủ đích nào đó từ nhà chức trách.
Thay lời kết
Tác giả Chi Mai trong bài viết “2/3 người Việt tin Việt Nam có dân chủ?!” (2) đã nhận xét đầy mỉa mai và rất đau rằng: “Nếu cứ đồng lòng tuân theo dân chủ xã hội chủ nghĩa, thì khéo tỷ lệ đánh giá mức độ dân chủ có khi lại lên đến 99,98%
Thế nhưng chỉ với 1000 – 3000 câu trả lời thu thập được đánh giá Việt Nam có dân chủ cao, chẳng khác nào là thầy bói xem voi.
Một tỷ lệ mẫu nhỏ nhoi, chưa biết được có bao nhiều thành phần tham gia là thành viên của các Hội Cờ Đỏ, Lực Lượng 47, hay những người chỉ quen đọc báo đảng, báo chính thống; thì kết quả đầy phấn khích như trên là một món quà lớn dành cho tầng lớp lãnh đạo và đảng chính trị tại Việt Nam trước thềm đại hội 13”.
Tuy nhiên cũng cần công bằng nhìn nhận, trong vài trường hợp riêng lẻ như phu nhân của nhà báo tự do Trương Minh Đức, đã được nhà chức trách Việt Nam chấp nhận để bà xuất cảnh hồi đầu năm ngoái 1/2019, trong tham dự cuộc hội thảo bên lề do “Nhóm Làm Việc UPR” gồm 10 tổ chức NGOs quốc tế và Việt Nam, diễn ra trước một ngày của kỳ kiểm điểm UPR lần thứ ba với Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Geneva, Thuỵ Sĩ, ngày 22/1.
Theo Đài BBC tường thuật, thì “Tham dự cuộc hội thảo bên lề này, ngoài những tổ chức NGOs quốc tế và Việt Nam, còn có sự góp mặt cuả bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ nhà báo tự do Trương Minh Đức, bà Nguyễn Thị Quý, vợ người bảo vệ nhân quyền Lê Đình Lượng, và ông Nguyễn Trung Trọng Nghiã, con trai của mục sư Nguyễn Trung Tôn.
Họ đến Geneva, đa số từ Việt Nam, để nói cho thế giới biết về “câu chuyện oan khiên” của thân nhân, nói theo cách dùng chữ của chính họ” (3).
Khi cả 3 người Việt kể tên ở trên về lại Việt Nam, dĩ nhiên phải làm việc với nhà chức trách ngay tại phi trường nơi đến, mà người ta quen gọi đó là thời gian của ‘câu lưu’, song sau đó thì gần như mọi chuyện trở lại bình thường.
Rõ ràng là trong không ít trường hợp, các quyền tự do dân sự ở Việt Nam tương tự như thời tiết trong lời một ca khúc của Trịnh Công Sơn: Em còn nhớ hay em đã quên/ Nhớ Sài Gòn mưa rồi chợt nắng…
Hoài Nguyễn
https://vietnamthoibao.org/
Rộng đường dư luận, xin giới thiệu bài viết với góc nhìn của tác giả Hoài Nguyễn đặt ra về quyền tự do ngôn luận, tự do chính trị ở Việt Nam.
Hãy nhìn sang Trung Quốc
Mặc dù nhiều người Việt Nam ở hải ngoại luôn tranh đấu cho tự do dân chủ ở quê nhà, nhưng theo một khảo sát toàn cầu mới, đại đa số người dân trong nước tin là Việt Nam có dân chủ.
Đó là một phần nội dung của bản tin phát trên Đài Tiếng nói Hoa Kỳ hôm 17 tháng sáu, mà người Việt tại quê nhà có thể tìm đọc trên trang web của đài này.
Bản tin cho hay chỉ có 18% người dân Việt Nam được hỏi nói rằng “không có đủ dân chủ ở đất nước tôi”, và chỉ có 12% cho rằng chính phủ của họ “thường hành động vì lợi ích của một nhóm nhỏ”, theo khảo sát của Nhóm nghiên cứu Dalia Research, có trụ sở chính ở Berlin của Đức kết hợp với quỹ Liên minh Dân chủ (AoD) có trụ sở ở Copenhagen, Đan Mạch, đưa ra ngay trước khi Hội nghị Thượng đỉnh Dân chủ Copenhagen được tổ chức hôm 18-19/6.
Quốc gia cộng sản láng giềng Trung Quốc cũng có những chỉ số tương tự như Việt Nam, khi 83% người dân coi dân chủ là quan trọng và 73% nói đất nước của họ có dân chủ.
Trên trang web của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ hôm 19/6 đăng bài viết ký tên Nguyễn Hùng. Ông Hùng nói rằng, “Quả thực nếu ai hỏi tôi Việt Nam có dân chủ không khi tôi tốt nghiệp đại học hồi đầu thập niên 90, có lẽ tôi cũng sẽ trả lời “có”. Lý do đơn giản là khi đó tôi hiểu rất mù mờ về dân chủ. Các sinh viên trường tôi không có cơ hội để tìm hiểu về điều xa xỉ như dân chủ nên khó có thể hiểu tường tận về nó. Nên nhớ khi đó Việt Nam còn giữ thị thực xuất cảnh, và kể cả bạn đã có hộ chiếu vẫn phải xin nhà nước cho xuất cảnh mỗi khi cần ra nước ngoài. Mãi tới năm 1997 tôi vẫn không thể sang Liên Hiệp Quốc trong ba tháng như họ mời chỉ vì không có được visa xuất cảnh. Và khi đó Việt Nam cũng chưa có internet. Cũng phải nói thêm chỉ sang năm 1998 cả hai thứ đó đã thay đổi”.
Nguyễn Hùng là người đồng sáng lập chương trình Bàn tròn Thứ Năm của BBC Tiếng Việt. Nhà báo Phạm Chí Dũng ở Việt Nam từng là khách mời thường xuyên của chương trình này.
Phần kết của bài viết nói trên đăng trên chuyên mục blog cá nhân của trang web Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, ông Nguyễn Hùng đưa ra gợi ý: “Để xác nhận những gì 70% người dân Việt Nam nhận thức về dân chủ chỉ là ngộ nhận, chúng ta chỉ cần nhìn sang nước láng giềng Trung Quốc. Nếu hỏi người Việt Nam rằng Trung Quốc có dân chủ không có lẽ nhiều người sẽ nói rằng không. Nhưng trên 70% người Trung Quốc cũng lại cho rằng họ đang sống trong một nền dân chủ. Và nên chăng chúng ta tập trung vào sự tự do thay vì dân chủ, vì như người ta nói trong xã hội có hai con sói và một con cừu, thì khả năng cừu bị thịt qua bỏ phiếu là gần như chắc chắn”.
Vì sao đa số người Việt nghĩ đất nước có dân chủ?
Nếu so với giai đoạn chừng 20 năm sau ngày 30 tháng tư, 1975, thì đúng là hiện nay người dân Việt Nam được quyền mở miệng phê phán các chính sách, và phê phán luôn cả những viên chức trong bộ máy công quyền.
Báo chí Việt Nam tuy vẫn được coi là ‘quốc doanh’, song họ đã đưa tin tức đa chiều hơn, mặc dù nhiều ngờ vực rằng đây chỉ là kết quả bề mặt từ đấu đá giữa các nhóm quyền lực trong cùng một đảng chính trị. Vụ việc quy hoạch bán đảo Thủ Thiêm ở quận 2, Sài Gòn là ví dụ của ròng rã hơn hai mươi năm, báo chí luôn đeo bám.
Tuy nhiên cũng khó hiểu, khi một vụ việc đất đai lại ở ngay trong khu vực nội thành là vườn rau Lộc Hưng, song báo chí có vẻ không chút mặn mà, kể cả nhiều tài khoản cá nhân trên mạng xã hội facebook của những nhà báo được liệt vào hàng có ‘số má’.
Nhìn sang giới hoạt động xã hội dân sự, đúng là có nhiều mâu thuẫn đan xen nhau quanh chuyện quyền được mở miệng.
Mấy năm trước, một số cá nhân được cho là các nhà hoạt động về nhân quyền như nghệ sĩ Kim Chi, ông Nguyễn Tường Thụy, ông Lê Thanh Tùng, ông Ngô Nhật Đăng, ông Nguyễn Đình Hà đã được nhà nước Việt Nam cho xuất cảnh sang Mỹ; và dường như ngay sau đó, qua tường thuật của vài kênh truyền thông ở hải ngoại, người ta biết đến vai trò mạnh thường quân là đảng Việt Tân, cho chuyến đi gọi là “được các dân biểu nghị sĩ Hoa kỳ mời sang Washington DC để điều trần về nền tự do báo chí của Việt Nam” vào năm 2014.
Sau chuyến đi để điều trần về nền tự do báo chí của Việt Nam nói trên, trong một trả lời phỏng vấn trên trang blogspot của Phạm Thanh Nghiên, thực hiện ngày 3 tháng 7 năm 2014, ông Ngô Nhật Đăng cho biết: “Tôi cũng có những cuộc trao đổi với các anh bên An ninh tư tưởng văn hóa với tính chất thẳng thắn và xây dựng về việc ra đời một tờ báo độc lập. Có ý kiến rằng : “Cũng muốn sớm được đọc tờ báo của các anh, chỉ khuyên các anh một điều “Hãy lấy quyền lợi Quốc gia là tối thượng”.
Cá nhân tôi cũng như anh em trong nhóm sáng lập đều sẵn sàng chấp nhận mọi hệ lụy một cách bình thản dù gặp tình huống xấu nhất. Tôi thích một câu nói của một triết gia kiêm nhà báo Tiệp Khắc nói trên giường bệnh trước lúc ông qua đời : “Có cái gì đó đáng để hy sinh”.Xin mở ngoặc ông cũng nhiều năm trải qua tù đầy và bị săn đuổi ngay cả khi nằm trên giường bệnh. Vâng, rất đáng để hy sinh”.
Mở đầu bài báo dạng phỏng vấn nói trên, tác giả Phạm Thanh Nghiên cho biết: “Nhân sự kiện Hội Nhà báo Độc Lập Việt Nam tuyên bố thành lập cùng với việc ra mắt số đầu tiên của “Việt Nam Thời Báo”, Phạm Thanh Nghiên đã có cuộc trò chuyện với ông Ngô Nhật Đăng, một trong những thành viên sáng lập Hội. Cùng với hai người khác là Blogger Nguyễn Tường Thụy và Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, ông Ngô Nhật Đăng sẽ đảm nhận trách nhiệm trong Ban Biên tập cho “Việt Nam Thời Báo”. (1)
Đoạn trích trên mang đến cảm giác dường như có bàn tay của cớm chìm trong hội đoàn xã hội dân sự.
Mãi cho tới mới đây, hai vị được kể tên ở trên là ông Phạm Chí Dũng, ông Nguyễn Tường Thụy đã đối mặt với tội danh được cho là liên quan tới thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam. Rõ ràng quãng thời gian từ tháng 7/2014 đến nay là khá dài cho việc quyền được mở miệng qua các bài báo trên trang Việt Nam Thời Báo của hội nghề nghiệp dân sự này.
Một dẫn chứng tiếp theo là nhà báo Huy Đức, một cựu phóng viên của báo Tuổi Trẻ. Nếu cho rằng Việt Nam hoàn toàn không có dân chủ, thì phải giải thích sao đây, khi ông Huy Đức không hề gặp khó dễ về mặt chính quyền khi ông in tập sách “Bên thắng cuộc” tại hải ngoại, và sau đó nội dung của “Bên thắng cuộc” được đăng phổ biến trên rất nhiều trang web?
Dẫu gì thì đó cũng là một biểu hiện của dân chủ, cho dù dân chủ ấy trong rất nhiều trường hợp, rất nhiều hoàn cảnh thực tế cho thấy chỉ là dân chủ về mặt hình thức nhằm để phục vụ chủ đích nào đó từ nhà chức trách.
Thay lời kết
Tác giả Chi Mai trong bài viết “2/3 người Việt tin Việt Nam có dân chủ?!” (2) đã nhận xét đầy mỉa mai và rất đau rằng: “Nếu cứ đồng lòng tuân theo dân chủ xã hội chủ nghĩa, thì khéo tỷ lệ đánh giá mức độ dân chủ có khi lại lên đến 99,98%
Thế nhưng chỉ với 1000 – 3000 câu trả lời thu thập được đánh giá Việt Nam có dân chủ cao, chẳng khác nào là thầy bói xem voi.
Một tỷ lệ mẫu nhỏ nhoi, chưa biết được có bao nhiều thành phần tham gia là thành viên của các Hội Cờ Đỏ, Lực Lượng 47, hay những người chỉ quen đọc báo đảng, báo chính thống; thì kết quả đầy phấn khích như trên là một món quà lớn dành cho tầng lớp lãnh đạo và đảng chính trị tại Việt Nam trước thềm đại hội 13”.
Tuy nhiên cũng cần công bằng nhìn nhận, trong vài trường hợp riêng lẻ như phu nhân của nhà báo tự do Trương Minh Đức, đã được nhà chức trách Việt Nam chấp nhận để bà xuất cảnh hồi đầu năm ngoái 1/2019, trong tham dự cuộc hội thảo bên lề do “Nhóm Làm Việc UPR” gồm 10 tổ chức NGOs quốc tế và Việt Nam, diễn ra trước một ngày của kỳ kiểm điểm UPR lần thứ ba với Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Geneva, Thuỵ Sĩ, ngày 22/1.
Theo Đài BBC tường thuật, thì “Tham dự cuộc hội thảo bên lề này, ngoài những tổ chức NGOs quốc tế và Việt Nam, còn có sự góp mặt cuả bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ nhà báo tự do Trương Minh Đức, bà Nguyễn Thị Quý, vợ người bảo vệ nhân quyền Lê Đình Lượng, và ông Nguyễn Trung Trọng Nghiã, con trai của mục sư Nguyễn Trung Tôn.
Họ đến Geneva, đa số từ Việt Nam, để nói cho thế giới biết về “câu chuyện oan khiên” của thân nhân, nói theo cách dùng chữ của chính họ” (3).
Khi cả 3 người Việt kể tên ở trên về lại Việt Nam, dĩ nhiên phải làm việc với nhà chức trách ngay tại phi trường nơi đến, mà người ta quen gọi đó là thời gian của ‘câu lưu’, song sau đó thì gần như mọi chuyện trở lại bình thường.
Rõ ràng là trong không ít trường hợp, các quyền tự do dân sự ở Việt Nam tương tự như thời tiết trong lời một ca khúc của Trịnh Công Sơn: Em còn nhớ hay em đã quên/ Nhớ Sài Gòn mưa rồi chợt nắng…
Hoài Nguyễn
https://vietnamthoibao.org/
Tin tức Hàng Ngày - Trang Thông Tin Đa Chiều. Tất cả bài đăng tải trên thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả có thể gây ra những tranh luận đa chiều và trái chiều Tin tức Hàng Ngày mong nhận được ý kiến phản hồi và phản biện của độc giả
Đăng nhận xét