Sau khi tôi từ chức, những cuộc thương thuyết có dẫn đến một “thoả thuận” tạm vào tháng 12, 2019. Nhưng trên thực tế nó không đáng kể như ta tưởng.
Những cuộc nói chuyện với Tập không chỉ phản ảnh sự bất nhất của Trump trong chính sách mậu dịch, nó còn cho thấy sự nhập nhằng giữa lợi ích chính trị cá nhân với lợi ích quốc gia. Trump hay lẫn lộn việc tư với việc công, không những trong thương mại mà xuyên suốt mọi vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia. Tôi không nhớ có bao giờ ông ta đưa ra một quyết định quan trọng nào mà không có những tính toán cho việc tái đắc cử trong đó.
Hãy thử nhìn cách Trump giải quyết mối nguy hiểm từ công ty viễn thông Hoa Vi (Huawei) và ZTE của Trung Quốc. Wilbur Ross [bộ trưởng Thương Mại] và nhiều nhân vật khác đã liên tục thúc đẩy chính phủ Mỹ áp dụng các điều lệ cũng như hình luật cho những hành vi phạm pháp, kể cả việc hai công ty này không thèm đếm xỉa gì đến luật cấm vận của Hoa Kỳ đối với Iran và những quốc gia bất hảo khác. Mục đích quan trọng nhất của những “công ty” như Hoa Vi và ZTE là xâm nhập các hệ thống thông tin kỹ thuật và viễn thông, đặc biệt là 5G, để đặt chúng dưới sự kiểm soát của Trung Quốc (mặc dù cả hai công ty này đều không đồng ý với cách mô tả đó, dĩ nhiên).
Trump, ngược lại, xem nguy cơ này không như một vấn đề về chính sách cần được giải quyết mà là một cơ hội để biểu lộ thiện chí đối với Tập. Chẳng hạn như hồi năm 2018 Trump đã rút lại các biện pháp trừng phạt mà Ross và Bộ Thương Mại đã áp đặt lên ZTE. Năm 2019 Trump ra đề nghị sẽ không truy tố Hoa Vi nếu công ty này hỗ trợ cuộc thương thảo mậu dịch mà mục đích chính, dĩ nhiên, là để giúp Trump thắng cuộc bầu cử 2020.
Những cuộc trò chuyện như thế nhiều vô kể. Chúng tạo ra khuôn mẫu cho những hành vi sai trái không thể chấp nhận được, đồng thời xói mòn tính chính danh của vị trí tổng thống. Nếu như mà những người trong đảng Dân Chủ ủng hộ cuộc đàn hạch năm 2019 đừng dồn hết nỗ lực vào việc tấn công mặt trận Ukraine, nếu như họ chịu khó bỏ thì giờ điều tra có hệ thống cách hành xử của Trump trong mọi chính sách đối ngoại, kết quả cuộc đàn hạch có thể đã rất khác.
Trong lúc các cuộc đàm phán thương mại đang diễn ra, người dân Hồng Kông ngày càng bất mãn bởi sự hiếp đáp của Trung Quốc. Đạo luật dẫn độ xuất hiện như chiếc ngòi nổ. Đầu tháng 6, 2019 các cuộc biểu tình lớn bùng phát mọi nơi.
Ngày 12 tháng 6 là lần đầu tiên tôi nghe phản ứng của Trump, khi ông ta được cho biết có gần 1 triệu rưỡi người đã xuống đường hôm Chủ Nhật trước. “Lớn chuyện rồi đây,” ông nói. Nhưng liền ngay sau đó ông tiếp, “Tôi không muốn xía vô,” và, “Chúng ta cũng có vấn đề nhân quyền vậy.”
Khi đó tôi rất mong Trump sẽ dùng những gì đang xảy ra tại Hồng Kông làm đòn bẩy trong cuộc thương thuyết với Trung Quốc. Nhưng có lẽ tôi khờ quá. Cùng tháng đó, nhân kỷ niệm 30 năm cuộc thảm sát người biểu tình đòi dân chủ ở Thiên An Môn, Trump nhất định không đưa ra một tuyên bố chính thức nào từ Bạch Cung. “Chuyện đó đã 15 năm rồi,” Trump nói (sai). “Đâu ai quan tâm đến nó nữa chi. Tôi đang cố gắng đạt một thoả thuận. Tôi không muốn gì khác.” Vậy là kể như xong.
Trong khi đó thì cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ của Bắc Kinh vẫn tiến hành. Trong bữa tiệc Giáng Sinh tại Bạch Cung năm 2018, Trump hỏi tôi cớ chi chúng tôi bàn thảo việc xử phạt Trung Quốc vì cách họ đối xử với người Duy Ngô Nhĩ — một sắc dân theo đạo Hồi sinh sống chủ yếu ở tỉnh Tân Cương về phía Tây Bắc.
Tại bữa tiệc khai mạc hội nghị G20 ở Osaka năm 2019, lúc không ai có mặt ngoài thông dịch viên, Tập nói với Trump là thật ra hắn đang cho xây các trại tập trung ở Tân Cương. Theo lời thông dịch viên của chúng tôi kể lại, Trump nói với Tập là ông ta nên tiến hành việc xây trại, vì đó đích xác là chuyện cần phải làm. Matthew Pottinger, nhân viên cao cấp nhất về Á Châu của Hội đồng An ninh Quốc gia, nói với tôi rằng Trump cũng đã từng có phát biểu tương tự trong một chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 11 năm 2017.
Được nghe rao giảng hơi nhiều bởi các nhà tài phiệt làm giàu nhờ đầu tư tại Đại Lục, Trump luôn tỏ vẻ bực mình khó chịu khi có ai nhắc tới Đài Loan. Trump rất khoái so sánh bằng cách chỉ ngón tay vào đầu cây bút lông Sharpie và nói, “Đây là Đài Loan,” xong chỉ vào chiếc bàn làm việc Resolute Desk trong phòng Bầu Dục và nói, “Còn đây là Trung Quốc.” Những cam kết và nghĩa vụ đối với một đồng minh dân chủ của Hoa Kỳ bao lâu nay giờ chỉ còn có vậy.
Năm 2020 lại có thêm sấm động từ Trung Quốc qua cơn đại dịch coronavirus. Trung Quốc đã che giấu, nguỵ tạo và bóp méo thông tin về dịch bệnh; bịt miệng y sĩ và những người chống đối; cản trở nỗ lực của Tổ chức Y tế Thế giới và những cơ quan khác trong việc truy tìm thông tin chính xác; mở ra các chiến dịch tin giả và tìm đủ mọi cách để nguỵ biện rằng coronavirus không phải đến từ Trung Quốc.
Có rất nhiều điều đáng để chỉ trích trong phản ứng của Trump, khởi đầu bằng sự khẳng định không ngơi và ngoan cố rằng dịch bệnh đã được “kềm chế” và sẽ không gây thiệt hại kinh tế gì cho lắm. Phản xạ tự nhiên của Trump xưa nay là dùng miệng lưỡi để gỡ bí, nhưng với một cuộc khủng hoảng sức khoẻ cộng đồng trầm trọng như vầy nó chỉ làm cho ông và đất nước mất uy tín thêm. Những phát biểu của Trump càng lúc càng giống như trò chữa cháy chính trị chứ không phải những lời khuyên có trách nhiệm nhằm bảo vệ sức khoẻ của người dân.
Tuy nhiên cũng có một số chỉ trích thật không đáng. Chẳng hạn như chuyện nhân sự của Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) được tôi thu vén lại khi mới vào làm việc trong Bạch Cung được vài tháng. Để giảm bớt tình trạng chồng chéo hay trùng lặp, và để tăng cường sự phối hợp và hiệu năng, sẽ hợp lý hơn nếu ta nhập uỷ ban lo về ‘Sức khoẻ Toàn cầu và Phòng thủ Sinh học’ của NSC vào uỷ ban ‘Vũ khí Sinh học, Hoá học và Hạt nhân’. Dịch bệnh và các cuộc tấn công sinh học có nhiều điểm giống nhau; không những vậy, kiến thức y khoa và y tế cần thiết để chống lại chúng cũng đi đôi với nhau. Phần lớn các nhân viên làm việc cho uỷ ban ‘Sức khoẻ Toàn cầu’ đã được chuyển sang uỷ ban tổng hợp mới, nhưng họ vẫn tiếp tục làm việc y như trước.
Cơ cấu nội bộ của NSC cùng lắm chỉ như sự rung động yếu ớt của một cánh bướm trong cơn sóng thần hỗn loạn của Trump. Dù cho người đứng đầu Bạch Cung có thờ ơ, các viên chức có hiểu biết trong NSC đã làm đúng nhiệm vụ của mình trong cơn dịch: họ đã đề nghị các biện pháp ngăn ngừa lây bệnh như đóng cửa và giãn cách xã hội rất lâu trước khi Trump đề xuất chúng hồi đầu tháng 3. Đội An ninh Sinh học của NSC đã hành động đúng như ta mong muốn. Chỉ có chiếc ghế đằng sau cái bàn Resolute Desk là bị bỏ trống.
Trong bầu không khí trước mùa bầu cử 2020, Trump bỗng bẻ quẹo ngôn ngữ sang chống Trung Quốc. Mệt mỏi vì chưa đạt được một thoả thuận mậu dịch đáng kể, lo lắng vì ảnh hưởng chết người từ đại dịch có thể đánh chìm chiếc xuồng chính trị của mình, Trump đổi sang chiến thuật đổ thừa Trung Quốc, tất nhiên có dư lý do. Nhưng ta hãy đợi xem lời nói của Trump rồi sẽ đi đôi với hành động hay không. Chính phủ đưa ra những tín hiệu cho thấy Bắc Kinh sẽ lãnh hậu quả từ việc đàn áp người biểu tình Hồng Kông. Nhưng tới giờ vẫn chưa thấy Hoa Kỳ áp dụng bất cứ sự trừng phạt nào.
Quan trọng hơn hết, màn tạo dáng này của Trump có sẽ còn sau ngày bầu cử? Nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump không dựa trên một nền tảng triết lý, đại chiến lược hay chính sách nào cả. Nó chỉ dựa trên Trump. Đây là điểm cần ghi nhớ cho những ai nghĩ rằng mình biết Trump sẽ làm gì trong nhiệm kỳ thứ hai — nhất là những người luôn nhìn Trung Quốc bằng cặp mắt thực tế.
-ianbui dịch
https://vietopian.wordpress.com/
Hồi Ký Bạch Cung, John Bolton . Phần 2, Hết |
Những cuộc nói chuyện với Tập không chỉ phản ảnh sự bất nhất của Trump trong chính sách mậu dịch, nó còn cho thấy sự nhập nhằng giữa lợi ích chính trị cá nhân với lợi ích quốc gia. Trump hay lẫn lộn việc tư với việc công, không những trong thương mại mà xuyên suốt mọi vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia. Tôi không nhớ có bao giờ ông ta đưa ra một quyết định quan trọng nào mà không có những tính toán cho việc tái đắc cử trong đó.
Hãy thử nhìn cách Trump giải quyết mối nguy hiểm từ công ty viễn thông Hoa Vi (Huawei) và ZTE của Trung Quốc. Wilbur Ross [bộ trưởng Thương Mại] và nhiều nhân vật khác đã liên tục thúc đẩy chính phủ Mỹ áp dụng các điều lệ cũng như hình luật cho những hành vi phạm pháp, kể cả việc hai công ty này không thèm đếm xỉa gì đến luật cấm vận của Hoa Kỳ đối với Iran và những quốc gia bất hảo khác. Mục đích quan trọng nhất của những “công ty” như Hoa Vi và ZTE là xâm nhập các hệ thống thông tin kỹ thuật và viễn thông, đặc biệt là 5G, để đặt chúng dưới sự kiểm soát của Trung Quốc (mặc dù cả hai công ty này đều không đồng ý với cách mô tả đó, dĩ nhiên).
Trump, ngược lại, xem nguy cơ này không như một vấn đề về chính sách cần được giải quyết mà là một cơ hội để biểu lộ thiện chí đối với Tập. Chẳng hạn như hồi năm 2018 Trump đã rút lại các biện pháp trừng phạt mà Ross và Bộ Thương Mại đã áp đặt lên ZTE. Năm 2019 Trump ra đề nghị sẽ không truy tố Hoa Vi nếu công ty này hỗ trợ cuộc thương thảo mậu dịch mà mục đích chính, dĩ nhiên, là để giúp Trump thắng cuộc bầu cử 2020.
Những cuộc trò chuyện như thế nhiều vô kể. Chúng tạo ra khuôn mẫu cho những hành vi sai trái không thể chấp nhận được, đồng thời xói mòn tính chính danh của vị trí tổng thống. Nếu như mà những người trong đảng Dân Chủ ủng hộ cuộc đàn hạch năm 2019 đừng dồn hết nỗ lực vào việc tấn công mặt trận Ukraine, nếu như họ chịu khó bỏ thì giờ điều tra có hệ thống cách hành xử của Trump trong mọi chính sách đối ngoại, kết quả cuộc đàn hạch có thể đã rất khác.
Trong lúc các cuộc đàm phán thương mại đang diễn ra, người dân Hồng Kông ngày càng bất mãn bởi sự hiếp đáp của Trung Quốc. Đạo luật dẫn độ xuất hiện như chiếc ngòi nổ. Đầu tháng 6, 2019 các cuộc biểu tình lớn bùng phát mọi nơi.
Ngày 12 tháng 6 là lần đầu tiên tôi nghe phản ứng của Trump, khi ông ta được cho biết có gần 1 triệu rưỡi người đã xuống đường hôm Chủ Nhật trước. “Lớn chuyện rồi đây,” ông nói. Nhưng liền ngay sau đó ông tiếp, “Tôi không muốn xía vô,” và, “Chúng ta cũng có vấn đề nhân quyền vậy.”
Khi đó tôi rất mong Trump sẽ dùng những gì đang xảy ra tại Hồng Kông làm đòn bẩy trong cuộc thương thuyết với Trung Quốc. Nhưng có lẽ tôi khờ quá. Cùng tháng đó, nhân kỷ niệm 30 năm cuộc thảm sát người biểu tình đòi dân chủ ở Thiên An Môn, Trump nhất định không đưa ra một tuyên bố chính thức nào từ Bạch Cung. “Chuyện đó đã 15 năm rồi,” Trump nói (sai). “Đâu ai quan tâm đến nó nữa chi. Tôi đang cố gắng đạt một thoả thuận. Tôi không muốn gì khác.” Vậy là kể như xong.
Trong khi đó thì cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ của Bắc Kinh vẫn tiến hành. Trong bữa tiệc Giáng Sinh tại Bạch Cung năm 2018, Trump hỏi tôi cớ chi chúng tôi bàn thảo việc xử phạt Trung Quốc vì cách họ đối xử với người Duy Ngô Nhĩ — một sắc dân theo đạo Hồi sinh sống chủ yếu ở tỉnh Tân Cương về phía Tây Bắc.
Tại bữa tiệc khai mạc hội nghị G20 ở Osaka năm 2019, lúc không ai có mặt ngoài thông dịch viên, Tập nói với Trump là thật ra hắn đang cho xây các trại tập trung ở Tân Cương. Theo lời thông dịch viên của chúng tôi kể lại, Trump nói với Tập là ông ta nên tiến hành việc xây trại, vì đó đích xác là chuyện cần phải làm. Matthew Pottinger, nhân viên cao cấp nhất về Á Châu của Hội đồng An ninh Quốc gia, nói với tôi rằng Trump cũng đã từng có phát biểu tương tự trong một chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 11 năm 2017.
Được nghe rao giảng hơi nhiều bởi các nhà tài phiệt làm giàu nhờ đầu tư tại Đại Lục, Trump luôn tỏ vẻ bực mình khó chịu khi có ai nhắc tới Đài Loan. Trump rất khoái so sánh bằng cách chỉ ngón tay vào đầu cây bút lông Sharpie và nói, “Đây là Đài Loan,” xong chỉ vào chiếc bàn làm việc Resolute Desk trong phòng Bầu Dục và nói, “Còn đây là Trung Quốc.” Những cam kết và nghĩa vụ đối với một đồng minh dân chủ của Hoa Kỳ bao lâu nay giờ chỉ còn có vậy.
Năm 2020 lại có thêm sấm động từ Trung Quốc qua cơn đại dịch coronavirus. Trung Quốc đã che giấu, nguỵ tạo và bóp méo thông tin về dịch bệnh; bịt miệng y sĩ và những người chống đối; cản trở nỗ lực của Tổ chức Y tế Thế giới và những cơ quan khác trong việc truy tìm thông tin chính xác; mở ra các chiến dịch tin giả và tìm đủ mọi cách để nguỵ biện rằng coronavirus không phải đến từ Trung Quốc.
Có rất nhiều điều đáng để chỉ trích trong phản ứng của Trump, khởi đầu bằng sự khẳng định không ngơi và ngoan cố rằng dịch bệnh đã được “kềm chế” và sẽ không gây thiệt hại kinh tế gì cho lắm. Phản xạ tự nhiên của Trump xưa nay là dùng miệng lưỡi để gỡ bí, nhưng với một cuộc khủng hoảng sức khoẻ cộng đồng trầm trọng như vầy nó chỉ làm cho ông và đất nước mất uy tín thêm. Những phát biểu của Trump càng lúc càng giống như trò chữa cháy chính trị chứ không phải những lời khuyên có trách nhiệm nhằm bảo vệ sức khoẻ của người dân.
Tuy nhiên cũng có một số chỉ trích thật không đáng. Chẳng hạn như chuyện nhân sự của Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) được tôi thu vén lại khi mới vào làm việc trong Bạch Cung được vài tháng. Để giảm bớt tình trạng chồng chéo hay trùng lặp, và để tăng cường sự phối hợp và hiệu năng, sẽ hợp lý hơn nếu ta nhập uỷ ban lo về ‘Sức khoẻ Toàn cầu và Phòng thủ Sinh học’ của NSC vào uỷ ban ‘Vũ khí Sinh học, Hoá học và Hạt nhân’. Dịch bệnh và các cuộc tấn công sinh học có nhiều điểm giống nhau; không những vậy, kiến thức y khoa và y tế cần thiết để chống lại chúng cũng đi đôi với nhau. Phần lớn các nhân viên làm việc cho uỷ ban ‘Sức khoẻ Toàn cầu’ đã được chuyển sang uỷ ban tổng hợp mới, nhưng họ vẫn tiếp tục làm việc y như trước.
Cơ cấu nội bộ của NSC cùng lắm chỉ như sự rung động yếu ớt của một cánh bướm trong cơn sóng thần hỗn loạn của Trump. Dù cho người đứng đầu Bạch Cung có thờ ơ, các viên chức có hiểu biết trong NSC đã làm đúng nhiệm vụ của mình trong cơn dịch: họ đã đề nghị các biện pháp ngăn ngừa lây bệnh như đóng cửa và giãn cách xã hội rất lâu trước khi Trump đề xuất chúng hồi đầu tháng 3. Đội An ninh Sinh học của NSC đã hành động đúng như ta mong muốn. Chỉ có chiếc ghế đằng sau cái bàn Resolute Desk là bị bỏ trống.
Trong bầu không khí trước mùa bầu cử 2020, Trump bỗng bẻ quẹo ngôn ngữ sang chống Trung Quốc. Mệt mỏi vì chưa đạt được một thoả thuận mậu dịch đáng kể, lo lắng vì ảnh hưởng chết người từ đại dịch có thể đánh chìm chiếc xuồng chính trị của mình, Trump đổi sang chiến thuật đổ thừa Trung Quốc, tất nhiên có dư lý do. Nhưng ta hãy đợi xem lời nói của Trump rồi sẽ đi đôi với hành động hay không. Chính phủ đưa ra những tín hiệu cho thấy Bắc Kinh sẽ lãnh hậu quả từ việc đàn áp người biểu tình Hồng Kông. Nhưng tới giờ vẫn chưa thấy Hoa Kỳ áp dụng bất cứ sự trừng phạt nào.
Quan trọng hơn hết, màn tạo dáng này của Trump có sẽ còn sau ngày bầu cử? Nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump không dựa trên một nền tảng triết lý, đại chiến lược hay chính sách nào cả. Nó chỉ dựa trên Trump. Đây là điểm cần ghi nhớ cho những ai nghĩ rằng mình biết Trump sẽ làm gì trong nhiệm kỳ thứ hai — nhất là những người luôn nhìn Trung Quốc bằng cặp mắt thực tế.
-ianbui dịch
https://vietopian.wordpress.com/
Tin tức Hàng Ngày - Trang Thông Tin Đa Chiều. Tất cả bài đăng tải trên thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả có thể gây ra những tranh luận đa chiều và trái chiều Tin tức Hàng Ngày mong nhận được ý kiến phản hồi và phản biện của độc giả
Đăng nhận xét