Gần đây, nhà nước đã bắt giam các nhà báo của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam như ông Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Thành, và Lê Nguyễn Minh Tuấn với cáo buộc là các nhà báo nầy có phần nào “… tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (1). Trong thông cáo báo chí về việc nầy, Hội Nhà Báo Độc Lập nhấn mạnh rằng điều 25 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi là “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình”.
Bài nầy tóm lược các bài nghiên cứu gần đây về đàn áp báo chí ở nhiều nơi trên thế giới để tìm hiểu cái nghịch lý trong hành vi trái hiến pháp của nhà nước Việt Nam.
Các nghiên cứu về đàn áp báo chí
Hughes và Vorobyeva đã tìm cách giải thích cho sự gia tăng giết chết các nhà báo trong vòng 25 năm qua, bao gồm các mối nguy hiểm của phóng sự chiến trường và các điều kiện không an toàn ở các nước với khác biệt về mức độ dân chủ (2). Các tác giả nầy phân tích 1812 vụ giết các nhà báo từ năm 1992 đến 2016. Họ thấy rằng các quốc gia có chế độ chính trị hỗn hợp pha trộn các yếu tố dân chủ và độc quyền tạo ra bối cảnh nguy hiểm nhất cho các nhà báo, trong khi một cấu hình không gian cụ thể trong các quốc gia đó, chủ nghĩa độc đoán địa phương, làm rõ logic của các vụ giết người. Đặc biệt, nghiên cứu cho thấy hầu hết các nhà báo đã chết ở các quốc gia nơi các quy tắc và tập quán dân chủ chính thức ở cấp quốc gia khuyến khích báo cáo điều tra khiến cho các nhà báo làm việc tích cực để phân phiu các vụ việc tại các đấu trường địa phương nơi những người nắm giữ quyền lực có động lực để đàn áp mạnh mẽ báo chí.
Ở cấp độ tổng hợp, nghiên cứu nầy chỉ rõ hầu hết các nhà báo bị giết đã đưa tin như chính trị, tham nhũng, nhân quyền hoặc tội phạm, có thể vạch trần hành vi sai trái của các chính trị gia địa phương và / hoặc những người nắm giữ quyền lực thực tế khác. Các nhà báo thường ít gặp nguy hiểm hơn nhiều khi họ điều tra và tường thuật về các vụ việc trong kinh doanh, thể thao hoặc văn hóa, mặc dù một số nhà báo vẫn bị giết đã chuyên về những đề tài đó.
Charles nghiên cứu bạo lực chống báo chí ở Colombia (3). Đây là một quốc gia mà bạo lực là một phần vốn có của các cấu trúc nền tảng cho việc mất trật tự xã hội của các khu vực trong nước nầy. Thông qua các cuộc phỏng vấn với bốn thành viên của nhóm bán quân sự Colombia khi các nhóm nầy đã tấn công liên tục vào các nhà báo, Charles lập luận rằng bạo lực chống báo chí có thể cùng tồn tại bên cạnh ý thức tôn trọng báo chí. Hiện tượng hỗn hợp nầy đề xuất mối liên hệ trực tiếp giữa phong cách tường thuật của nhà báo và mức độ rủi ro mà họ có thể gặp phải, cũng như giữa các quyết định của các nhóm bán quân sự để giết hoặc đe dọa các nhà báo và mức độ thực thi các quyết định nầy. Có ý kiến cho rằng bạo lực chống báo chí được kết nối với điều kiện dân chủ và kinh tế trong vùng mà các nhóm bán quân sư kiểm soát. Trong những trường hợp này, bạo lực chống báo chí được trình bày như một công cụ quản trị tội phạm để duy trì trật tự nơi các nhóm bán quân sự điều hành và các nhóm nầy dùng bạo lực với báo chí để bảo vệ các hành động nổi dậy tàn bạo của họ. Phân tích như vậy vượt ra ngoài việc xem xét các ý nghĩa chung chung của bạo lực chống báo chí để cung cấp một sự hiểu biết nhiều sắc thái hơn về các yếu tố quyết định mang tính khiêu khích, cân nhắc và cấu trúc, làm nền tảng cho biên độ bạo lực ở Colombia.
Repnikova cho rằng chúng ta biết rất ít về các phương thức tranh chấp không mang lại kết quả dân chủ ngay lập tức, nhưng thúc đẩy các chế độ độc tài theo nhịp độ thay đổi dài hạn, dẫn đến gia tăng hay giảm đi mức độ độc tài (4). Repnikova đưa ra giả thuyết về các hoạt động như vậy thông qua một nghiên cứu so sánh hành vi của các nhà báo ở Trung Quốc và Nga. Dựa trên các cuộc phỏng vấn sâu và quan sát người tham gia trong bài nghiên cứu ở hai quốc gia, tác giả trình bày hai loại hoạt động tiêu biểu: đối kháng ngầm trong hệ thống độc tài, được thực hiện trong quan hệ đối tác với nhà nước, và đối kháng và thách thức bên ngoài được triển khai để phản đối hệ thống độc tài.
Đối kháng ngầm trong hệ thống độc tài - Vào tháng 1 năm 2013, các nhà báo quan trọng của Trung Quốc làm việc cho cửa hàng tin tức nổi tiếng Quảng Châu, Southern Weekly, đã phản đối kiểm duyệt địa phương của một bài xã luận trong năm mới (4). Cuộc biểu tình, ban đầu được báo chí phương Tây mô tả là đòi tự do báo chí, thật ra không có nhiều tham vọng thực sự đòi hỏi tự do báo chí. Các nhà báo bất bình đã tránh liên kết với công chúng. Họ nhanh chóng đàm phán bí mật với chính quyền và trở lại làm việc như thường lệ. Cuộc biểu tình lấy cảm hứng từ tờ báo có lưu hành rất lớn nhưng các đối kháng không trở nên công khai. Ngược lại, các nhà báo chỉ nhắm vào một số cách kiểm duyệt, nhấn mạnh rằng ngay cả những sự kiện công khai nhất về tranh chấp báo chí ở Trung Quốc cũng có tính chất khuất phục, xuất hiện và mờ dần trong hệ thống cai trị độc tài ở đây.
Đối kháng công khai để phản đối hệ thống độc tài - Vào mùa đông 2011 2011, các nhà báo và trí thức tự do Nga đã tham gia và khởi động phong trào phản kháng lớn nhất mà Nga đã chứng kiến từ những năm 1990 (4). Phong trào “Băng trắng” đã thu hút hàng chục ngàn người phản đối cuộc bầu cử quốc hội gian lận và phản đối tham vọng của Putin để làm tổng thống lâu dài. Các nhà báo quan trọng nổi tiếng từ các phương tiện truyền thông đã huy động công chúng bằng cách tổ chức quyên góp và kiến nghị trên phương tiện truyền thông xã hội và không ngừng đưa tin về các sự kiện, mà phần lớn các sự kiện nầy bị kiểm duyệt trong các cổng tin tức chính thống. Mặc dù Putin đã trở lại vị trí tổng thống của mình, phong trào vẫn là một dấu ấn quan trọng về thái độ đối kháng và thành lập tiếng nói đối trọng ở Nga. Khả năng của tầm đối kháng nầy vẫn không hoàn toàn bị chế ngự bởi chính phủ độc tài của Putin.
Salaza nghiên cứu tại sao một số tờ báo vẫn đối kháng trong bối cảnh đàn áp chống báo chí trong khi những tờ báo khác thì từ bỏ đối kháng? Có lập luận cho rằng tấn công nhà báo tạo ra hiệu ứng răn đe đối với vai trò giám sát của báo chí (5). Tuy nhiên, các bằng chứng cho thấy báo chí vẫn đối kháng trong môi trường thù địch dường như thách thức các lập luận nầy. Salazar khám phá mối quan hệ giữa sự đàn áp bạo lực của chính phủ và chức năng quan trọng của báo chí. Sử dụng một bộ dữ liệu gốc của các tờ báo Mexico địa phương từ năm 2011 đến 2013, tác giả xem xét các tác động trực tiếp của bạo lực trên các tiêu đề trên trang nhất. Tác giả nhận thấy rằng trong khi sự đàn áp có tác dụng làm giảm đi mức đối kháng trong vai trò giám định của báo chí, hiệu quả cuối cùng phụ thuộc vào cấu hình của các liên kết mà báo chí tái lập ở địa phương, được xem xét ở đây là các tổ chức phi chính phủ, các đảng đối lập và các nhà xuất bản báo chí.
Diễn dịch về kết quả từ 4 bài nghiên cứu trên
Dự án 88 cho “Tự do Phát biểu ở Việt Nam” liệt kê 181 nhà hoạt động dân sự đang bị đe dọa, 278 nhà hoạt động dân sự đang bị giam cầm, bao gồm 77 nhà hoạt động nữ và 56 nhà hoạt động từ các dân tộc thiểu số (6). Trường hợp của nhà báo Lê Anh Hùng là một ví dụ điển hình (7). Lê Anh Hùng phát hiện ra một đường dây buôn ma túy có dính líu tới nhiều quan chức cao cấp ở Quảng Trị. Anh đã viết bài và gửi đơn thư tố giác đi nhiều nơi, nhưng các cơ quan tố tụng của Việt Nam, từ các cơ quan địa phương tới trung ương đều không thực hiện đúng trình tự các thủ tục tố giác tội phạm. Trái với các kết quả ở nghiên cứu số 1 ở trên, ở Việt Nam có sự nhất quán về vi phạm luật lệ từ trung ương tới địa phương, điều nầy có thể phát xuất từ liên kết mạng nhện trải dọc từ trên xuống dưới.
Các hành vi đàn áp nhà báo ở Việt Nam cũng tương tự như hành động của các nhóm bán quân sự ở Columbia khi các nhóm nầy dùng bạo lực với báo chí như là một công cụ quản trị để duy trì trật tự xã hội. Tương tự như kết quả của bài nghiên cứu số 2 ở trên, khoa chính trị học và xã hội học ở Việt Nam cần nghiên cứu để cung cấp một sự hiểu biết sâu sắt hơn về các yếu tố, cân nhắc và cấu trúc trong quyết định và thời điểm đàn áp các nhà báo.
Mức độ kiểm soát của nhà nước Việt Nam với các phương tiện truyền thông có thể ở giữa mức độ kiểm soát thấp của chính phủ Putin ở Nga và ở mức độ kiểm soát nghiêm ngặt ở Trung Quốc. Tương tự như kết quả của bài nghiên cứu số 3 ở trên, các nhà báo ở Việt Nam có khả năng đóng góp để tạo dựng một tiếng nói đối trọng để vạch trần những bất công mà người dân phải thường xuyên chịu đựng từ cách quản lý thiếu hiệu quả của nhà nước.
Bài học từ nghiên cứu số 4 ở trên cho thấy nhà báo ở Việt Nam đang thực hiện vai trò giám sát bằng cách tường thuật tham nhũng, bất công và vi phạm luật pháp trong cách làm việc của cán bộ. Sự hiện diện của các diễn đàn ngôn luận khác nhau có thể là chứng cớ cho việc liên kết của dân với người làm báo.
Tranh luận về đàn áp báo chí nên nhấn mạnh vào đóng góp của các nhà báo dấn thân để bảo vệ nhân quyền và đòi hỏi những người lạm quyền phải chịu trách nhiệm về các vi phạm quyền lợi của dân. Cần nỗ lực để kêu gọi các tổ chức quốc tế để nói với nhà nước Việt Nam là họ sẽ gánh lấy hậu quả cô lập qua các quan hệ quốc tế nếu họ đàn áp báo chí. Mặc dù sự đàn áp báo chí có thể ngăn cản báo chí thực hiện vai trò giám sát trong khung xã hội, nhưng hiệu quả cuối cùng phụ thuộc vào cấu hình của các liên kết báo chí thiết lập tại địa phương nơi các nhà báo hoạt động, bao gồm người đọc, các tổ chức phi chính phủ và các nhóm có thể ủng hộ thay đổi. Vai trò của xã hội dân sự trong hoạt động của báo chí cần được hiểu trong bối cảnh chính trị địa phương.
Tác giả gởi đến Báo Quốc Dân
TS Phạm Đình Bá - Hiến pháp về đàn áp báo chí |
Bài nầy tóm lược các bài nghiên cứu gần đây về đàn áp báo chí ở nhiều nơi trên thế giới để tìm hiểu cái nghịch lý trong hành vi trái hiến pháp của nhà nước Việt Nam.
Các nghiên cứu về đàn áp báo chí
Hughes và Vorobyeva đã tìm cách giải thích cho sự gia tăng giết chết các nhà báo trong vòng 25 năm qua, bao gồm các mối nguy hiểm của phóng sự chiến trường và các điều kiện không an toàn ở các nước với khác biệt về mức độ dân chủ (2). Các tác giả nầy phân tích 1812 vụ giết các nhà báo từ năm 1992 đến 2016. Họ thấy rằng các quốc gia có chế độ chính trị hỗn hợp pha trộn các yếu tố dân chủ và độc quyền tạo ra bối cảnh nguy hiểm nhất cho các nhà báo, trong khi một cấu hình không gian cụ thể trong các quốc gia đó, chủ nghĩa độc đoán địa phương, làm rõ logic của các vụ giết người. Đặc biệt, nghiên cứu cho thấy hầu hết các nhà báo đã chết ở các quốc gia nơi các quy tắc và tập quán dân chủ chính thức ở cấp quốc gia khuyến khích báo cáo điều tra khiến cho các nhà báo làm việc tích cực để phân phiu các vụ việc tại các đấu trường địa phương nơi những người nắm giữ quyền lực có động lực để đàn áp mạnh mẽ báo chí.
Ở cấp độ tổng hợp, nghiên cứu nầy chỉ rõ hầu hết các nhà báo bị giết đã đưa tin như chính trị, tham nhũng, nhân quyền hoặc tội phạm, có thể vạch trần hành vi sai trái của các chính trị gia địa phương và / hoặc những người nắm giữ quyền lực thực tế khác. Các nhà báo thường ít gặp nguy hiểm hơn nhiều khi họ điều tra và tường thuật về các vụ việc trong kinh doanh, thể thao hoặc văn hóa, mặc dù một số nhà báo vẫn bị giết đã chuyên về những đề tài đó.
Charles nghiên cứu bạo lực chống báo chí ở Colombia (3). Đây là một quốc gia mà bạo lực là một phần vốn có của các cấu trúc nền tảng cho việc mất trật tự xã hội của các khu vực trong nước nầy. Thông qua các cuộc phỏng vấn với bốn thành viên của nhóm bán quân sự Colombia khi các nhóm nầy đã tấn công liên tục vào các nhà báo, Charles lập luận rằng bạo lực chống báo chí có thể cùng tồn tại bên cạnh ý thức tôn trọng báo chí. Hiện tượng hỗn hợp nầy đề xuất mối liên hệ trực tiếp giữa phong cách tường thuật của nhà báo và mức độ rủi ro mà họ có thể gặp phải, cũng như giữa các quyết định của các nhóm bán quân sự để giết hoặc đe dọa các nhà báo và mức độ thực thi các quyết định nầy. Có ý kiến cho rằng bạo lực chống báo chí được kết nối với điều kiện dân chủ và kinh tế trong vùng mà các nhóm bán quân sư kiểm soát. Trong những trường hợp này, bạo lực chống báo chí được trình bày như một công cụ quản trị tội phạm để duy trì trật tự nơi các nhóm bán quân sự điều hành và các nhóm nầy dùng bạo lực với báo chí để bảo vệ các hành động nổi dậy tàn bạo của họ. Phân tích như vậy vượt ra ngoài việc xem xét các ý nghĩa chung chung của bạo lực chống báo chí để cung cấp một sự hiểu biết nhiều sắc thái hơn về các yếu tố quyết định mang tính khiêu khích, cân nhắc và cấu trúc, làm nền tảng cho biên độ bạo lực ở Colombia.
Repnikova cho rằng chúng ta biết rất ít về các phương thức tranh chấp không mang lại kết quả dân chủ ngay lập tức, nhưng thúc đẩy các chế độ độc tài theo nhịp độ thay đổi dài hạn, dẫn đến gia tăng hay giảm đi mức độ độc tài (4). Repnikova đưa ra giả thuyết về các hoạt động như vậy thông qua một nghiên cứu so sánh hành vi của các nhà báo ở Trung Quốc và Nga. Dựa trên các cuộc phỏng vấn sâu và quan sát người tham gia trong bài nghiên cứu ở hai quốc gia, tác giả trình bày hai loại hoạt động tiêu biểu: đối kháng ngầm trong hệ thống độc tài, được thực hiện trong quan hệ đối tác với nhà nước, và đối kháng và thách thức bên ngoài được triển khai để phản đối hệ thống độc tài.
Đối kháng ngầm trong hệ thống độc tài - Vào tháng 1 năm 2013, các nhà báo quan trọng của Trung Quốc làm việc cho cửa hàng tin tức nổi tiếng Quảng Châu, Southern Weekly, đã phản đối kiểm duyệt địa phương của một bài xã luận trong năm mới (4). Cuộc biểu tình, ban đầu được báo chí phương Tây mô tả là đòi tự do báo chí, thật ra không có nhiều tham vọng thực sự đòi hỏi tự do báo chí. Các nhà báo bất bình đã tránh liên kết với công chúng. Họ nhanh chóng đàm phán bí mật với chính quyền và trở lại làm việc như thường lệ. Cuộc biểu tình lấy cảm hứng từ tờ báo có lưu hành rất lớn nhưng các đối kháng không trở nên công khai. Ngược lại, các nhà báo chỉ nhắm vào một số cách kiểm duyệt, nhấn mạnh rằng ngay cả những sự kiện công khai nhất về tranh chấp báo chí ở Trung Quốc cũng có tính chất khuất phục, xuất hiện và mờ dần trong hệ thống cai trị độc tài ở đây.
Đối kháng công khai để phản đối hệ thống độc tài - Vào mùa đông 2011 2011, các nhà báo và trí thức tự do Nga đã tham gia và khởi động phong trào phản kháng lớn nhất mà Nga đã chứng kiến từ những năm 1990 (4). Phong trào “Băng trắng” đã thu hút hàng chục ngàn người phản đối cuộc bầu cử quốc hội gian lận và phản đối tham vọng của Putin để làm tổng thống lâu dài. Các nhà báo quan trọng nổi tiếng từ các phương tiện truyền thông đã huy động công chúng bằng cách tổ chức quyên góp và kiến nghị trên phương tiện truyền thông xã hội và không ngừng đưa tin về các sự kiện, mà phần lớn các sự kiện nầy bị kiểm duyệt trong các cổng tin tức chính thống. Mặc dù Putin đã trở lại vị trí tổng thống của mình, phong trào vẫn là một dấu ấn quan trọng về thái độ đối kháng và thành lập tiếng nói đối trọng ở Nga. Khả năng của tầm đối kháng nầy vẫn không hoàn toàn bị chế ngự bởi chính phủ độc tài của Putin.
Salaza nghiên cứu tại sao một số tờ báo vẫn đối kháng trong bối cảnh đàn áp chống báo chí trong khi những tờ báo khác thì từ bỏ đối kháng? Có lập luận cho rằng tấn công nhà báo tạo ra hiệu ứng răn đe đối với vai trò giám sát của báo chí (5). Tuy nhiên, các bằng chứng cho thấy báo chí vẫn đối kháng trong môi trường thù địch dường như thách thức các lập luận nầy. Salazar khám phá mối quan hệ giữa sự đàn áp bạo lực của chính phủ và chức năng quan trọng của báo chí. Sử dụng một bộ dữ liệu gốc của các tờ báo Mexico địa phương từ năm 2011 đến 2013, tác giả xem xét các tác động trực tiếp của bạo lực trên các tiêu đề trên trang nhất. Tác giả nhận thấy rằng trong khi sự đàn áp có tác dụng làm giảm đi mức đối kháng trong vai trò giám định của báo chí, hiệu quả cuối cùng phụ thuộc vào cấu hình của các liên kết mà báo chí tái lập ở địa phương, được xem xét ở đây là các tổ chức phi chính phủ, các đảng đối lập và các nhà xuất bản báo chí.
Diễn dịch về kết quả từ 4 bài nghiên cứu trên
Dự án 88 cho “Tự do Phát biểu ở Việt Nam” liệt kê 181 nhà hoạt động dân sự đang bị đe dọa, 278 nhà hoạt động dân sự đang bị giam cầm, bao gồm 77 nhà hoạt động nữ và 56 nhà hoạt động từ các dân tộc thiểu số (6). Trường hợp của nhà báo Lê Anh Hùng là một ví dụ điển hình (7). Lê Anh Hùng phát hiện ra một đường dây buôn ma túy có dính líu tới nhiều quan chức cao cấp ở Quảng Trị. Anh đã viết bài và gửi đơn thư tố giác đi nhiều nơi, nhưng các cơ quan tố tụng của Việt Nam, từ các cơ quan địa phương tới trung ương đều không thực hiện đúng trình tự các thủ tục tố giác tội phạm. Trái với các kết quả ở nghiên cứu số 1 ở trên, ở Việt Nam có sự nhất quán về vi phạm luật lệ từ trung ương tới địa phương, điều nầy có thể phát xuất từ liên kết mạng nhện trải dọc từ trên xuống dưới.
Các hành vi đàn áp nhà báo ở Việt Nam cũng tương tự như hành động của các nhóm bán quân sự ở Columbia khi các nhóm nầy dùng bạo lực với báo chí như là một công cụ quản trị để duy trì trật tự xã hội. Tương tự như kết quả của bài nghiên cứu số 2 ở trên, khoa chính trị học và xã hội học ở Việt Nam cần nghiên cứu để cung cấp một sự hiểu biết sâu sắt hơn về các yếu tố, cân nhắc và cấu trúc trong quyết định và thời điểm đàn áp các nhà báo.
Mức độ kiểm soát của nhà nước Việt Nam với các phương tiện truyền thông có thể ở giữa mức độ kiểm soát thấp của chính phủ Putin ở Nga và ở mức độ kiểm soát nghiêm ngặt ở Trung Quốc. Tương tự như kết quả của bài nghiên cứu số 3 ở trên, các nhà báo ở Việt Nam có khả năng đóng góp để tạo dựng một tiếng nói đối trọng để vạch trần những bất công mà người dân phải thường xuyên chịu đựng từ cách quản lý thiếu hiệu quả của nhà nước.
Bài học từ nghiên cứu số 4 ở trên cho thấy nhà báo ở Việt Nam đang thực hiện vai trò giám sát bằng cách tường thuật tham nhũng, bất công và vi phạm luật pháp trong cách làm việc của cán bộ. Sự hiện diện của các diễn đàn ngôn luận khác nhau có thể là chứng cớ cho việc liên kết của dân với người làm báo.
Tranh luận về đàn áp báo chí nên nhấn mạnh vào đóng góp của các nhà báo dấn thân để bảo vệ nhân quyền và đòi hỏi những người lạm quyền phải chịu trách nhiệm về các vi phạm quyền lợi của dân. Cần nỗ lực để kêu gọi các tổ chức quốc tế để nói với nhà nước Việt Nam là họ sẽ gánh lấy hậu quả cô lập qua các quan hệ quốc tế nếu họ đàn áp báo chí. Mặc dù sự đàn áp báo chí có thể ngăn cản báo chí thực hiện vai trò giám sát trong khung xã hội, nhưng hiệu quả cuối cùng phụ thuộc vào cấu hình của các liên kết báo chí thiết lập tại địa phương nơi các nhà báo hoạt động, bao gồm người đọc, các tổ chức phi chính phủ và các nhóm có thể ủng hộ thay đổi. Vai trò của xã hội dân sự trong hoạt động của báo chí cần được hiểu trong bối cảnh chính trị địa phương.
Tác giả gởi đến Báo Quốc Dân
Tin tức Hàng Ngày - Trang Thông Tin Đa Chiều. Tất cả bài đăng tải trên thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả có thể gây ra những tranh luận đa chiều và trái chiều Tin tức Hàng Ngày mong nhận được ý kiến phản hồi và phản biện của độc giả
Đăng nhận xét