Tác giả những câu thơ vừa dẫn, có biệt danh là Sơn Núi. Thưở sinh tiền, ông hay tha thẩn trong khu rừng Đại Bình, ở B’ Lao – Bảo Lộc. Sống trên núi cao, khi thảnh thơi, muốn leo lên trời (ỉa) quả là điều rất tiện.
Xét về cao độ thì Sơn Núi (Nguyễn Đức Sơn) ở thấp hơn nhiều bạn đồng nghiệp của mình – như Bùi Minh Quốc, Hà Sĩ Phu, Mai Thái Lĩnh, Tiêu Dao Bảo Cự… – xa lắc. Những nhân vật này đều có thời là biên tập viên của tạp chí Lang Biang, tờ báo (đã bị đóng cửa) này lấy tên theo vùng cao nguyên lâm Viên mà họ đang sinh sống. Đỉnh Lâm Viên, ở Đà Lạt, cao hơn hai ngàn mét lận. Từ đây, muốn leo lên trời (để đái, hay làm gì tùy thích) còn tiện hơn nhiều.
Ngoài lợi thế nhỏ nhặt này ra, những cư dân ở miền sơn cước gặp phải toàn là những điều (vô cùng) bất tiện. Họ xa cách (mịt mù) với thế giới văn minh, ở những đô thị miền xuôi. Tôm cá hì hục chở lên đến được đến cao nguyên (thường) đã bị ươn, và thông tin khi nhận được thì (ôi thôi) hoàn toàn đã cũ.
Sau khi cuốn Ba Người Khác đã xuất bản một thời gian khá lâu, được thiên hạ khắp nơi bàn tán cho tới chán, mãi đến ngày 9 tháng 4 năm 2007, ở mạng talawas mới thấy xuất hiện một bài viết về tác phẩm này – của một người dân miền núi: nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự.
Tuy chậm trễ (rành rành) như vậy mà tác giả không chịu vậy. Ông ấy vẫn cứ ồn ào, và lớn tiếng như thường:
“Đến bây giờ tôi mới được đọc Ba Người Khác sau khi nhiều người đã đọc và có ý kiến. Tuy thế, đọc xong tác phẩm và những phát biểu góp ý phê bình, nhất là qua buổi toạ đàm về Ba Người Khác do Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức ngày 22/12/06, tôi vẫn thấy có vấn đề mới được đặt ra, xuất phát từ tác phẩm, liên quan đến tác giả, các nhà phê bình và trí thức nói chung.”
Những “vấn đề mới” được Tiêu Dao Bảo Cự nói rõ, ngay ở tựa bài là: “Sự Liêm Khiết Tinh Thần Và Cái ‘Dũng’ Của Người Cầm Bút Hay Bi Kịch Của Trí Thức Việt Nam.”
Ối Giời! Chuyện “Cái ‘Dũng’ Của Người Cầm Bút Hay Bi Kịch Của Trí Thức Việt Nam” thì chắc phải nói cho tới tết, hay (không chừng) tới chết! Bà nội mẹ tui cũng không dám lạm bàn đến những vấn đề xa xôi (và lôi thôi) cỡ đó. Phận thường dân, tôi chỉ xin được đề cập đến vài khía cạnh (nho nhỏ) có liên quan đến đám thường dân thôi:
Một trong những câu hỏi mà Tiêu Dao Bảo Cự nêu lên trong bài viết của ông, nguyên văn, như sau:
“… ba cái anh lăng nhăng, thứ ‘đồ ba láp, không biết từ đâu đến lại có thể làm nên những chuyện đảo lộn trời đất? Có thực như vậy không? Hay mọi người đều biết những tên khốn nạn này do Đảng Cộng sản phái xuống làm công tác cải cách và cho chúng quyền uy đến mức nhân dân khiếp sợ phải gọi chúng là ‘nhất đội nhì giời.’ Không có Đảng Cộng sản, chúng nó có thể lộng quyền, tác oai tác quái làm những chuyện kinh thiên động địa như thế không? Đảng Cộng sản Việt Nam được ‘lịch sử giao phó sứ mạng lãnh đạo đất nước’ và trong chuyện Cải cách ruộng đất này Đảng đã làm theo sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc với một phương thức tàn bạo, phi luân, làm đảo lộn mọi giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc Việt Nam và ảnh hưởng lâu dài trên lịch sử đất nước….”
“Những tên khốn nạn” hay “đồ bá láp” là những đại danh từ mà Tiêu Dao Bảo Cự dùng để chỉ những cán bộ, trong đội Cải Cách Ruộng Đất. Nhà văn Nguyên Ngọc thì nhẹ lời hơn. Ông gọi họ là “ba cái anh lăng nhăng,” khi phát biểu trong buổi toạ đàm về Ba Người Khác: “Hoá ra cái thảm kịch của đất nước, xã hội, là do ba cái anh lăng nhăng… Ba kẻ chẳng có kiến thức gì cả, tự nhiên làm đảo lộn hết cả xã hội…”
Trong những trang sổ tay trước, khi để cập đến “Tô Hoài Và Ba Người Khác”, tôi cũng đã (rụt rè) góp ý rằng:
“Không hiểu sao ý kiến của Nguyên Ngọc về ba anh đội, ba nhân vật chính trong tác phẩm của Tô Hoài, lại khiến tôi nhớ đến những nhân vật chính khác – những người đã có thời mà quyền lực nhất họ nhì trời – trên sân khấu chính trường ở Việt Nam: Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Đỗ Mười…
Thì cũng đều là cái thứ ‘lăng nhăng’ và cũng chính là ‘thủ phạm’ đã làm ‘đảo lộn hết cả xã hội’ bằng nhiều chuyện kinh thiên động địa khác: Hợp Tác Hoá Nông Nghiệp, Cải Tạo Công Thương Nghiệp, Học Tập Cải Tạo, Kinh Tế Mới.”
Nếu chỉ kể tên Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Đỗ Mười (như thế) thì e thiếu vì đã bỏ sót rất nhiều anh đội khác cũng tăm tiếng (và tai tiếng) chả kém ai – như Trường Chinh, Lê Đức Anh, Tố Hữu, Lê Khả Phiêu… Danh sách này còn dài nhưng, theo tôi, không nhất thiết phải hài tên tuổi của tất cả ra đây vì thời của các vị ấy đã qua – và phần lớn đều đã chết hay sắp chết.
Khi nhìn lại những hành động “tàn bạo, phi luân” của Đảng CSVN, hồi nửa thế kỷ trước, nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự cũng thấy có vấn đề y như vậy: “Đảng Cộng sản Việt Nam đựợc “lịch sử giao phó sứ mạng lãnh đạo đất nước” và trong chuyện Cải cách ruộng đất này Đảng đã làm theo sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc với một phương thức tàn bạo, phi luân, làm đảo lộn mọi giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc Việt Nam và ảnh hưởng lâu dài trên lịch sử đất nước…”
Lịch sử đang lập lại chăng? Xin đừng nói (đại) như vậy mà tội nghiệp cho… lịch sử! Thời Cải Cách Ruộng Đất đã qua bao giờ đâu mà lập lại, cha nội!
Qúi ông/qúi bà Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân… – rõ ràng – ăn mặc (cũng như ăn nói) có dễ coi và dễ nghe hơn những anh đội trong thời kỳ Cải Cách Ruộng Đất chút xíu nhưng cách hành xử, và bản chất của họ thì vẫn y trang như vậy. Vẫn là cái đồ ba láp, cái thứ lăng nhăng, khốn nạn… vậy thôi!
Tưởng Năng Tiến
(Blog Tưởng Năng Tiến)
Ngoài lợi thế nhỏ nhặt này ra, những cư dân ở miền sơn cước gặp phải toàn là những điều (vô cùng) bất tiện. Họ xa cách (mịt mù) với thế giới văn minh, ở những đô thị miền xuôi. Tôm cá hì hục chở lên đến được đến cao nguyên (thường) đã bị ươn, và thông tin khi nhận được thì (ôi thôi) hoàn toàn đã cũ.
Sau khi cuốn Ba Người Khác đã xuất bản một thời gian khá lâu, được thiên hạ khắp nơi bàn tán cho tới chán, mãi đến ngày 9 tháng 4 năm 2007, ở mạng talawas mới thấy xuất hiện một bài viết về tác phẩm này – của một người dân miền núi: nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự.
Tuy chậm trễ (rành rành) như vậy mà tác giả không chịu vậy. Ông ấy vẫn cứ ồn ào, và lớn tiếng như thường:
“Đến bây giờ tôi mới được đọc Ba Người Khác sau khi nhiều người đã đọc và có ý kiến. Tuy thế, đọc xong tác phẩm và những phát biểu góp ý phê bình, nhất là qua buổi toạ đàm về Ba Người Khác do Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức ngày 22/12/06, tôi vẫn thấy có vấn đề mới được đặt ra, xuất phát từ tác phẩm, liên quan đến tác giả, các nhà phê bình và trí thức nói chung.”
Những “vấn đề mới” được Tiêu Dao Bảo Cự nói rõ, ngay ở tựa bài là: “Sự Liêm Khiết Tinh Thần Và Cái ‘Dũng’ Của Người Cầm Bút Hay Bi Kịch Của Trí Thức Việt Nam.”
Ối Giời! Chuyện “Cái ‘Dũng’ Của Người Cầm Bút Hay Bi Kịch Của Trí Thức Việt Nam” thì chắc phải nói cho tới tết, hay (không chừng) tới chết! Bà nội mẹ tui cũng không dám lạm bàn đến những vấn đề xa xôi (và lôi thôi) cỡ đó. Phận thường dân, tôi chỉ xin được đề cập đến vài khía cạnh (nho nhỏ) có liên quan đến đám thường dân thôi:
Một trong những câu hỏi mà Tiêu Dao Bảo Cự nêu lên trong bài viết của ông, nguyên văn, như sau:
“… ba cái anh lăng nhăng, thứ ‘đồ ba láp, không biết từ đâu đến lại có thể làm nên những chuyện đảo lộn trời đất? Có thực như vậy không? Hay mọi người đều biết những tên khốn nạn này do Đảng Cộng sản phái xuống làm công tác cải cách và cho chúng quyền uy đến mức nhân dân khiếp sợ phải gọi chúng là ‘nhất đội nhì giời.’ Không có Đảng Cộng sản, chúng nó có thể lộng quyền, tác oai tác quái làm những chuyện kinh thiên động địa như thế không? Đảng Cộng sản Việt Nam được ‘lịch sử giao phó sứ mạng lãnh đạo đất nước’ và trong chuyện Cải cách ruộng đất này Đảng đã làm theo sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc với một phương thức tàn bạo, phi luân, làm đảo lộn mọi giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc Việt Nam và ảnh hưởng lâu dài trên lịch sử đất nước….”
“Những tên khốn nạn” hay “đồ bá láp” là những đại danh từ mà Tiêu Dao Bảo Cự dùng để chỉ những cán bộ, trong đội Cải Cách Ruộng Đất. Nhà văn Nguyên Ngọc thì nhẹ lời hơn. Ông gọi họ là “ba cái anh lăng nhăng,” khi phát biểu trong buổi toạ đàm về Ba Người Khác: “Hoá ra cái thảm kịch của đất nước, xã hội, là do ba cái anh lăng nhăng… Ba kẻ chẳng có kiến thức gì cả, tự nhiên làm đảo lộn hết cả xã hội…”
Trong những trang sổ tay trước, khi để cập đến “Tô Hoài Và Ba Người Khác”, tôi cũng đã (rụt rè) góp ý rằng:
“Không hiểu sao ý kiến của Nguyên Ngọc về ba anh đội, ba nhân vật chính trong tác phẩm của Tô Hoài, lại khiến tôi nhớ đến những nhân vật chính khác – những người đã có thời mà quyền lực nhất họ nhì trời – trên sân khấu chính trường ở Việt Nam: Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Đỗ Mười…
Thì cũng đều là cái thứ ‘lăng nhăng’ và cũng chính là ‘thủ phạm’ đã làm ‘đảo lộn hết cả xã hội’ bằng nhiều chuyện kinh thiên động địa khác: Hợp Tác Hoá Nông Nghiệp, Cải Tạo Công Thương Nghiệp, Học Tập Cải Tạo, Kinh Tế Mới.”
Nếu chỉ kể tên Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Đỗ Mười (như thế) thì e thiếu vì đã bỏ sót rất nhiều anh đội khác cũng tăm tiếng (và tai tiếng) chả kém ai – như Trường Chinh, Lê Đức Anh, Tố Hữu, Lê Khả Phiêu… Danh sách này còn dài nhưng, theo tôi, không nhất thiết phải hài tên tuổi của tất cả ra đây vì thời của các vị ấy đã qua – và phần lớn đều đã chết hay sắp chết.
Khi nhìn lại những hành động “tàn bạo, phi luân” của Đảng CSVN, hồi nửa thế kỷ trước, nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự cũng thấy có vấn đề y như vậy: “Đảng Cộng sản Việt Nam đựợc “lịch sử giao phó sứ mạng lãnh đạo đất nước” và trong chuyện Cải cách ruộng đất này Đảng đã làm theo sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc với một phương thức tàn bạo, phi luân, làm đảo lộn mọi giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc Việt Nam và ảnh hưởng lâu dài trên lịch sử đất nước…”
Lịch sử đang lập lại chăng? Xin đừng nói (đại) như vậy mà tội nghiệp cho… lịch sử! Thời Cải Cách Ruộng Đất đã qua bao giờ đâu mà lập lại, cha nội!
Qúi ông/qúi bà Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân… – rõ ràng – ăn mặc (cũng như ăn nói) có dễ coi và dễ nghe hơn những anh đội trong thời kỳ Cải Cách Ruộng Đất chút xíu nhưng cách hành xử, và bản chất của họ thì vẫn y trang như vậy. Vẫn là cái đồ ba láp, cái thứ lăng nhăng, khốn nạn… vậy thôi!
Tưởng Năng Tiến
(Blog Tưởng Năng Tiến)
Tin tức Hàng Ngày - Trang Thông Tin Đa Chiều. Tất cả bài đăng tải trên thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả có thể gây ra những tranh luận đa chiều và trái chiều Tin tức Hàng Ngày mong nhận được ý kiến phản hồi và phản biện của độc giả
Đăng nhận xét