Đài Loan luôn là 'khúc xương trong cổ' mối tương quan giữa Mỹ và Trung Quốc, và nhiều người cho rằng đảo quốc nhỏ bé này tiếp tục được sử dụng như một mưu đồ trong các trò chơi chính trị giữa hai siêu cường thế giới.
Quan hệ tay ba giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và Đài Loan gần đây căng thẳng chưa từng thấy khi bà Thái Anh Văn tuyên bố từ chối chính sách 'một quốc gia, hai thể chế' trong lễ nhậm chức, còn Bắc Kinh thì lên án việc Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo chúc mừng bà trong dịp này là hành động "sai trái và rất nguy hiểm''.
Thế nhưng trước bối cảnh lời qua tiếng lại giữa Washington và Bắc Kinh ngày càng gay gắt, và sự hiện diện quân sự của hai bên ở eo biển Đài Loan ngày càng tăng và thì người dân Đài Loan muốn gì và nghĩ gì về quan hệ tay ba này?
Tiến sĩ chính trị học Ching-hsin Yu, một chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Bầu cử tại Đại học Quốc gia Chengchi, Đài Loan chia sẻ nhận định của ông với BBC News Tiếng Việt hôm 26/5.
TS Ching-hsin Yu: Trung Quốc và Hoa Kỳ là hai quốc gia quan trọng nhất đối với hầu hết người Đài Loan. Mối quan hệ tam giác (Đài Loan-Hoa Kỳ-Trung Quốc) đã liên tục ảnh hưởng đến sự phát triển chính trị và kinh tế của Đài Loan kể từ sau Thế chiến thứ Hai. Ngay cả trong cuộc chiến thương mại, công nghệ và kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày nay, Đài Loan vẫn không thể ngồi ngoài lề cuộc tranh chấp.
BBC:Người dân Đài Loan có chú ý đến mối quan hệ tam giác Đài Loan-Trung Quốc-Hoa Kỳ không, và họ có muốn Đài Loan độc lập khỏi Trung Quốc?
TS Ching-hsin Yu: Đối với hầu hết người Đài Loan, việc lựa chọn giữa thống nhất (với Trung Quốc) và độc lập Đài Loan không phải là vấn đề mới trong quá trình chuyển đổi dân chủ Đài Loan. Cho đến nay, phần lớn người Đài Loan thích duy trì hiện trạng (không thống nhất mà cũng không độc lập). Những phát triển gần đây của mối quan hệ xuyên eo biển chẳng hạn, và những diễn biến tại Hong Kong rồi COVID-19, đã khiến Đài Loan xa rời thêm Trung Quốc.
BBC: Tổng thống Thái Anh Văn được Trung Quốc xem là người có khuynh hướng 'ly khai '. Người dân Đài Loan nghĩ gì về điều này? Họ có lo rằng thái độ cứng rắn của bà với TQ sẽ dẫn đến chiến tranh?
TS Ching-hsin Yu: Đối với một số người Đài Loan, việc Tổng thống Thái Anh Văn lên nắm quyền từ năm 2016 đã làm xấu đi quan hệ xuyên eo biển. Tuy nhiên, nói chung, Tổng thống đã ôn hòa và thận trọng để không chọc tức Bắc Kinh về vấn đề độc lập của Đài Loan. Trong khi đó, vì phần lớn người Đài Loan thích duy trì hiện trạng, tôi dự đoán rằng Tổng thống Thái Anh Văn sẽ tiếp tục chiến lược ôn hòa và thận trọng. Sẽ không cần phải lo lắng về cuộc chiến có thể xảy ra giữa Đài Loan và Trung Quốc nếu Đài Loan không tuyên bố độc lập.
BBC: Đài Loan luôn luôn và có lẽ sẽ mãi là một bất hòa trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Ông nghĩ thông điệp chúc mừng của Mike Pompeo gửi đến Tổng thống Tsai Ing-wen nhân dịp bà nhậm chức có ý nghĩa gì?
TS Ching-hsin Yu:Một mặt, hành động của ông Pompeo nói rằng Hoa Kỳ đánh giá cao thành công trong tiến trình dân chủ của Đài Loan và mặt khác, thể hiện sự ủng hộ nhất quán của Hoa Kỳ đối với Đài Loan. Hành động này sẽ trở nên mặn mà hơn trong các cuộc cãi vã nóng bỏng giữa Mỹ và Trung Quốc. Trung Quốc chắc chắn đã bị hành động của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo làm cho khó chịu.
BBC:Ngay giữa những động thái quân sự hung hăng của Trung Quốc tại eo biển Đài Loan, Hoa Kỳ đã chấp thuận bán ngư lôi tiên tiến giá 180 triệu đôla cho Đài Loan. Ông nghĩ Mỹ sẽ phản ứng thế nào nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan bằng vũ lực?
TS Ching-hsin Yu: Hoa Kỳ đã duy trì lựa chọn bảo vệ lợi ích của mình ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (chủ yếu đề cập đến Đài Loan) trong Đạo luật Quan hệ Đài Loan (TRA). Nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan, cụ thể là làm suy yếu an ninh của khu vực, Mỹ sẽ có thể dùng TRA làm cơ sở pháp lý để sử dụng vũ lực. Nếu Đài Loan không tuyên bố độc lập và Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan để thống nhất, thì Mỹ sẽ buộc phải sử dụng vũ lực để hỗ trợ Đài Loan.
BBC: Người dân Đài Loan có quan tâm đến những gì đang xảy ra ở Hong Kong không, ông nghĩ luật An Ninh Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến Hong Kong như thế nào?
TS Ching-hsin Yu: Chắc chắn, luật An ninh sẽ cho phép Bắc Kinh kiểm soát Hong Kong dễ dàng hơn. Cuộc khủng hoảng năm 2019 đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho chính quyền Bắc Kinh rằng người dân Hong Kong, đặc biệt là thế hệ trẻ, không còn tin tưởng vào đề xuất ''Một quốc gia, Hai hệ thống''. Căng thẳng giữa Hong Kong và Bắc Kinh sẽ khó lòng giảm bớt.
BBC: Một khi luật an ninh Trung Quốc được thực thi, Hong Kong sẽ trở thành một phần của Trung Quốc đại lục, điều đó có ảnh hưởng Đài Loan không và ảnh hưởng như thế nào?
TS Ching-hsin Yu: Những diễn tiến tại Hong Kong sẽ là ví dụ cho Đài Loan, để theo dõi và chiêm nghiệm. Khi căng thẳng giữa Hong Kong và Bắc Kinh ngày càng tồi tệ, thì lời kêu gọi thống nhất ở Đài Loan cũng thế.
BBC: Tổng thống Thái Anh Văn hứa sẽ giúp đỡ người dân Hong Kong bằng cách cung cấp cho họ 'những trợ giúp cần thiết.'' Ông nghĩ cách thiết thực nhất để Đài Loan giúp Hong Kong là gì?
TS Ching-hsin Yu: Hỗ trợ tinh thần sẽ là chiến lược chính cho Chính quyền Thái Anh Văn. Ngoài hỗ trợ tinh thần, có lẽ một số nỗ lực thuận tiện như cho phép công dân Hong Kong ở Đài Loan có thể ở lại lâu hơn, hoặc thậm chí cho phép người Hong Kong di cư đến Đài Loan nếu họ hội đủ một số điều kiện nào đó. Nhưng vấn đề nhập cư sẽ cần phải có thêm thời gian để chuẩn bị.
BBC:Ông có nhận định gì về mối quan hệ giữa Đài Loan và Hoa Kỳ, và quan hệ giữa Hong Kong và Hoa Kỳ?
TS Ching-hsin Yu: Cả hai quan hệ này đều liên quan đến Trung Quốc. Nhưng mối quan hệ giữa Đài Loan-Trung Quốc và Hong Kong-Trung Quốc tuy có liên quan nhưng khác nhau, và trong mắt Washington hai quan hệ này cũng vậy. Hoa Kỳ sẽ đối xử với Đài Loan và Hong Kong trong khuôn khổ cạnh tranh Mỹ-Trung. Sẽ cần thêm thời gian để xem mối quan hệ gần đây giữa Hong Kong -Trung Quốc phát triển như thế nào và sau đó chúng ta mới có thể đánh giá lại mối quan hệ giữa các thực thể này.
* Tiến Sĩ Ching-hsin Yu học tại Penn State University từ năm 1990 đến năm 1995. Sau khi lấy bằng tiến sĩ, ông trở về Đài Loan và hiện đang là một nghiên cứu viên tại Trung tâm Nghiên cứu Bầu cử, Đại học Quốc gia Chengchi.
https://www.bbc.
Quan hệ tam giác Mỹ-Trung-Đài căng thẳng, nhưng dân Đài Loan muốn gì? |
Thế nhưng trước bối cảnh lời qua tiếng lại giữa Washington và Bắc Kinh ngày càng gay gắt, và sự hiện diện quân sự của hai bên ở eo biển Đài Loan ngày càng tăng và thì người dân Đài Loan muốn gì và nghĩ gì về quan hệ tay ba này?
Tiến sĩ chính trị học Ching-hsin Yu, một chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Bầu cử tại Đại học Quốc gia Chengchi, Đài Loan chia sẻ nhận định của ông với BBC News Tiếng Việt hôm 26/5.
TS Ching-hsin Yu: Trung Quốc và Hoa Kỳ là hai quốc gia quan trọng nhất đối với hầu hết người Đài Loan. Mối quan hệ tam giác (Đài Loan-Hoa Kỳ-Trung Quốc) đã liên tục ảnh hưởng đến sự phát triển chính trị và kinh tế của Đài Loan kể từ sau Thế chiến thứ Hai. Ngay cả trong cuộc chiến thương mại, công nghệ và kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày nay, Đài Loan vẫn không thể ngồi ngoài lề cuộc tranh chấp.
BBC:Người dân Đài Loan có chú ý đến mối quan hệ tam giác Đài Loan-Trung Quốc-Hoa Kỳ không, và họ có muốn Đài Loan độc lập khỏi Trung Quốc?
TS Ching-hsin Yu: Đối với hầu hết người Đài Loan, việc lựa chọn giữa thống nhất (với Trung Quốc) và độc lập Đài Loan không phải là vấn đề mới trong quá trình chuyển đổi dân chủ Đài Loan. Cho đến nay, phần lớn người Đài Loan thích duy trì hiện trạng (không thống nhất mà cũng không độc lập). Những phát triển gần đây của mối quan hệ xuyên eo biển chẳng hạn, và những diễn biến tại Hong Kong rồi COVID-19, đã khiến Đài Loan xa rời thêm Trung Quốc.
BBC: Tổng thống Thái Anh Văn được Trung Quốc xem là người có khuynh hướng 'ly khai '. Người dân Đài Loan nghĩ gì về điều này? Họ có lo rằng thái độ cứng rắn của bà với TQ sẽ dẫn đến chiến tranh?
TS Ching-hsin Yu: Đối với một số người Đài Loan, việc Tổng thống Thái Anh Văn lên nắm quyền từ năm 2016 đã làm xấu đi quan hệ xuyên eo biển. Tuy nhiên, nói chung, Tổng thống đã ôn hòa và thận trọng để không chọc tức Bắc Kinh về vấn đề độc lập của Đài Loan. Trong khi đó, vì phần lớn người Đài Loan thích duy trì hiện trạng, tôi dự đoán rằng Tổng thống Thái Anh Văn sẽ tiếp tục chiến lược ôn hòa và thận trọng. Sẽ không cần phải lo lắng về cuộc chiến có thể xảy ra giữa Đài Loan và Trung Quốc nếu Đài Loan không tuyên bố độc lập.
BBC: Đài Loan luôn luôn và có lẽ sẽ mãi là một bất hòa trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Ông nghĩ thông điệp chúc mừng của Mike Pompeo gửi đến Tổng thống Tsai Ing-wen nhân dịp bà nhậm chức có ý nghĩa gì?
TS Ching-hsin Yu:Một mặt, hành động của ông Pompeo nói rằng Hoa Kỳ đánh giá cao thành công trong tiến trình dân chủ của Đài Loan và mặt khác, thể hiện sự ủng hộ nhất quán của Hoa Kỳ đối với Đài Loan. Hành động này sẽ trở nên mặn mà hơn trong các cuộc cãi vã nóng bỏng giữa Mỹ và Trung Quốc. Trung Quốc chắc chắn đã bị hành động của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo làm cho khó chịu.
BBC:Ngay giữa những động thái quân sự hung hăng của Trung Quốc tại eo biển Đài Loan, Hoa Kỳ đã chấp thuận bán ngư lôi tiên tiến giá 180 triệu đôla cho Đài Loan. Ông nghĩ Mỹ sẽ phản ứng thế nào nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan bằng vũ lực?
TS Ching-hsin Yu: Hoa Kỳ đã duy trì lựa chọn bảo vệ lợi ích của mình ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (chủ yếu đề cập đến Đài Loan) trong Đạo luật Quan hệ Đài Loan (TRA). Nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan, cụ thể là làm suy yếu an ninh của khu vực, Mỹ sẽ có thể dùng TRA làm cơ sở pháp lý để sử dụng vũ lực. Nếu Đài Loan không tuyên bố độc lập và Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan để thống nhất, thì Mỹ sẽ buộc phải sử dụng vũ lực để hỗ trợ Đài Loan.
BBC: Người dân Đài Loan có quan tâm đến những gì đang xảy ra ở Hong Kong không, ông nghĩ luật An Ninh Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến Hong Kong như thế nào?
TS Ching-hsin Yu: Chắc chắn, luật An ninh sẽ cho phép Bắc Kinh kiểm soát Hong Kong dễ dàng hơn. Cuộc khủng hoảng năm 2019 đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho chính quyền Bắc Kinh rằng người dân Hong Kong, đặc biệt là thế hệ trẻ, không còn tin tưởng vào đề xuất ''Một quốc gia, Hai hệ thống''. Căng thẳng giữa Hong Kong và Bắc Kinh sẽ khó lòng giảm bớt.
BBC: Một khi luật an ninh Trung Quốc được thực thi, Hong Kong sẽ trở thành một phần của Trung Quốc đại lục, điều đó có ảnh hưởng Đài Loan không và ảnh hưởng như thế nào?
TS Ching-hsin Yu: Những diễn tiến tại Hong Kong sẽ là ví dụ cho Đài Loan, để theo dõi và chiêm nghiệm. Khi căng thẳng giữa Hong Kong và Bắc Kinh ngày càng tồi tệ, thì lời kêu gọi thống nhất ở Đài Loan cũng thế.
BBC: Tổng thống Thái Anh Văn hứa sẽ giúp đỡ người dân Hong Kong bằng cách cung cấp cho họ 'những trợ giúp cần thiết.'' Ông nghĩ cách thiết thực nhất để Đài Loan giúp Hong Kong là gì?
TS Ching-hsin Yu: Hỗ trợ tinh thần sẽ là chiến lược chính cho Chính quyền Thái Anh Văn. Ngoài hỗ trợ tinh thần, có lẽ một số nỗ lực thuận tiện như cho phép công dân Hong Kong ở Đài Loan có thể ở lại lâu hơn, hoặc thậm chí cho phép người Hong Kong di cư đến Đài Loan nếu họ hội đủ một số điều kiện nào đó. Nhưng vấn đề nhập cư sẽ cần phải có thêm thời gian để chuẩn bị.
BBC:Ông có nhận định gì về mối quan hệ giữa Đài Loan và Hoa Kỳ, và quan hệ giữa Hong Kong và Hoa Kỳ?
TS Ching-hsin Yu: Cả hai quan hệ này đều liên quan đến Trung Quốc. Nhưng mối quan hệ giữa Đài Loan-Trung Quốc và Hong Kong-Trung Quốc tuy có liên quan nhưng khác nhau, và trong mắt Washington hai quan hệ này cũng vậy. Hoa Kỳ sẽ đối xử với Đài Loan và Hong Kong trong khuôn khổ cạnh tranh Mỹ-Trung. Sẽ cần thêm thời gian để xem mối quan hệ gần đây giữa Hong Kong -Trung Quốc phát triển như thế nào và sau đó chúng ta mới có thể đánh giá lại mối quan hệ giữa các thực thể này.
* Tiến Sĩ Ching-hsin Yu học tại Penn State University từ năm 1990 đến năm 1995. Sau khi lấy bằng tiến sĩ, ông trở về Đài Loan và hiện đang là một nghiên cứu viên tại Trung tâm Nghiên cứu Bầu cử, Đại học Quốc gia Chengchi.
https://www.bbc.
Tin tức Hàng Ngày - Trang Thông Tin Đa Chiều. Tất cả bài đăng tải trên thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả có thể gây ra những tranh luận đa chiều và trái chiều Tin tức Hàng Ngày mong nhận được ý kiến phản hồi và phản biện của độc giả
Đăng nhận xét