Chủ tịch Tập Cận Bình (TCB) từ bỏ chiến lược “Thao Quang Dưỡng Hối=Ẩn Mình Chờ Thời” của Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình để theo đuổi “Giấc Mộng Trung Hoa” nhằm thống trị toàn cầu một cách lộ liễu và quyết đoán.
Cho tới nay các quốc gia Đông Nam Á vẫn bám vào chiến thuật đi dây: phó mặc nền an ninh trên Biển Nam Trung Hoa (SCS) cho Hoa Kỳ; lo khai thác thị trường 1.4 tỉ dân Hoa Lục nên vẫn “Đường xưa lối cũ” khiến cho kỳ vọng phát triển toàn diện như Tứ Hổ Châu Á (Đài Loan, Tân Gia Ba, Mã Lai Á, Hồng Kông) vẫn là “giấc mơ ngắn ngũi giữa trưa Hè”.
Kể từ sau Đệ nhị Thế chiến 1945 cho đến nay, vẫn chưa có quốc gia nào, kể cả Trung Cộng đủ sức thay thế Hoa Kỳ trong vai trò duy trì an ninh và bảo đảm phát triển toàn diện trong khu vực Đông Nam Á.
Tiếc thay, giới lãnh đạo các quốc gia Đông Nam Á vẫn mang ảo tưởng rằng mình ở vào vị thế quan trọng
Thực tế chua chát khi Bắc Kinh chiếm biển, đảo, hiếp đáp ngư dân, cướp tài nguyên thiên nhiên làm cho bản đồ chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán của Đông Nam Á cứ teo dần. Giới lãnh đạo ASEAN khom lưng, uốn lưỡi trước lời đe doạ hoặc hành động ngang ngược của TCB.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải Quốc gia của TC, Ngô Sĩ Tồn doạ sẽ có biện pháp cứng rắn như khai thác dầu khí tại Bãi cạn Tư Chính (Vanguard Bank) và vô-hiệu-hoá các vị trí trấn đóng của Việt Nam tại Trường Sa nếu Hà Nội phỏng theo kiểu Phi Luật Tân kiện TC tại Toà án Trọng tài Thường trực Luật Biển (PCA) vào năm 2016.
ASEAN cần làm gì trong tình trạng căng thẳng Mỹ-Trung không-lối-thoát?
Thứ nhất, Cng đồng kinh tế ASEAN (AEC) phải xoá bỏ nguyên tắc “đèn ai nấy rạng=không can thiệp vào chuyện nội bộ của nhau”. Nếu không, kêu gọi đoàn kết chỉ là khẩu hiệu sẽ chẳng bao giờ Trung Quốc lưu ý và được Hoa Kỳ tin tưởng. Xé lẻ kiểu Cambode, Lào, Phi Luật Tân chỉ làm cho sự đoàn kết của ASEAN ngày càng tồi tệ. Làm sao AEC đương đầu với nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới khi mỗi quốc gia bằng lòng đi cổng sau như biểu hiện “đỉnh cao trí tuệ loài người”? Dân chúng Đông Nam Á công khai hay rỉ tai đàm tiếu về giới lãnh đạo chỉ biết làm tay sai cho Bắc Kinh.
Cha già dân tộc Tân Gia Ba, Lý Quang Diệu tuyên bố cần phải dựa vào cường quốc mạnh nhất … Vận mệnh Đông Nam Á sẽ không do người Đông Nam Á quyết định”. Tân Gia Ba thặng dư thương mại với TC trong khi các nước ASEAN khác đều bị thâm hụt thương mại với TC. Làm ăn mà chỉ có lỗ thì chuyện sập vào chiếc bẫy nợ do Bắc Kinh giăng ra chẳng chóng thì chầy.
Thứ hai, AEC cần tôn trọng tuyệt đối và duy trì luật pháp quốc tế: (1) Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) đã định nghĩa rõ ràng các thực thể địa lý trên SCS (đảo, đá, đảo nhân tạo, bãi cạn, nhóm đảo, quần đảo); mô tả chi tiết và rõ ràng (Nội thuỷ, Đường cơ bản, Lãnh hải, Tiếp giáp Lãnh hải, Vùng Đặc quyền Kinh tế, Thềm lục địa, Vùng biển quốc tế, Ngư trường truyền thống); xác định chi tiết về (chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán của các quốc gia duyên hải; quyền tự do hàng hải hoặc lưu thông vô hại trong vùng lãnh hải của quốc gia khác). (2) Trong vụ Phi Luật Tân kiện Trung Quốc, PCA đã phán ngày 12/07/2016: yêu sách “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc trên SCS không có giá trị pháp lý theo UNCLOS. Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển do UNCLOS thiết lập để giải thích khi có tranh chấp quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán về biển, đảo, ngư trường truyền thống nên Phán quyết có tính chung thẩm và các thành viên Công ước phải có bổn phận thi hành. Thượng đỉnh ASEAN không ra Tuyên bố chung sau phán quyết tháng 7-2016 của PCA đã tự tát vào mặt mình để cho Bắc Kinh vừa cười vừa quân-sự-hoá SCS; tuyên bố lập hai quận mới để cai quản hai Nhóm đảo Tây Sa (Hoàng Sa, Paracel Islands) và Nam Sa (Trường Sa, Spratly Islands); bắn tiếng thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không trên Biển Nam Trung Hoa nhằm kiểm soát và giám sát mọi hoạt động trong khu vực này. (3) Các quốc gia duyên hải Đông Nam Á (Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Brunei, Indonesia) nên hợp tác giải quyết vùng chồng lấn giữa nhiều hoặc hai quốc gia theo đúng quy định của UNCLOS để tạo điều kiện khai thác tài nguyên chung hầu đẩy mạnh phát triển kinh tế. Nếu thiếu phương tiện thì phải đấu thầu quốc tế công khai, tránh ưu đãi cho ngoại bang. (4) Việt Nam, Mã Lai Á, Indonesia đã gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc để phản đối đường 9 Đoạn của TC. Hoa Kỳ cũng tham dự vì các nước đó đã ý thức được tầm quan trọng của hành động bảo vệ chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán trên SCS.
Thứ ba, (1) Thuộc vào nhóm các quốc gia đã phát triển được trang bị một lực lượng quân sự vào bậc trung mà Nhật Bản, Đại Hàn vẫn níu kéo Quân đội Mỹ đóng quân hầu duy trì và bảo vệ an ninh khu vực. Hai Khu trục hạm Trực thăng của Nhật Bản mang theo 16 Tiềm kích cư tàng hình F-35B cất và hạ cánh như trực thăng đã hội đủ khả năng vượt trội hai Mẫ Hạm nội địa Liêu Ninh và Sơn Đông của TC. (2) Phối hợp tác chiến thực sự cần đến sự thao dượt thường xuyên. Hoa Kỳ đã chính thức mời Việt Nam tham dự Thao dượt Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) năm nay diễn ra từ ngày 17 đến 31 tháng 8 cứ 2 năm một lần gồm 25 Hải quân trên thế giới mà không mời TC. (3) Khi Hải dương Địa chất 8 và các Hải cảnh, Dân quân Biển quấy nhiễu tàu thăm dò dầu khí của Mã Lai Á, Hoa Kỳ liền phái hai đợt chiến hạm đến theo dỏi và cổ vũ nước nhỏ bị TC chèn ép. TC cho biết đã có thêm 30 đầu đạn nguyên tử nâng lên số 330 so với 1,750 đầu đạn nguyên tử của Mỹ đã gắn lên hoả tiễn và các căn cứ đang vận hành.
Các đài truyền thông thân Bắc Kinh đang cố mô tả nền kinh tế Đông Nam Á tin tưởng TC hơn Hoa Kỳ. Tổng thống Donald Trump cấm bán chip điện tử cho Bắc Kinh chỉ làm thiệt hại người Mỹ và thúc đẩy TC nhanh chóng sản xuất hàng thay thế.
Họ chỉ trích Tổng thống Trump huỷ bỏ Thoả ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TTP). Thực sự, đây là một cam kết của Tổng thống Barack Obama không được Quốc hội Mỹ thông qua vì chỉ có lợi cho TC mà hại cho các nước ký kết. Bắc Kinh đã chuyển các công nghệ lỗi thời cho các quốc gia đang phát triển, đầu tư vào các công ty Đông Nam Á để đánh cắp công nghệ tiên tiến được Hoa Kỳ chuyển giao. Những công ty đó chỉ làm công cho các ông chủ TC. Tuy đã chuyển thành tên Thoả ước Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà chưa thấy hiệu quả nên mong Mỹ nhảy vào. Bắc Kinh bắn tiếng muốn tham gia có thể để thao túng.
Khi đánh giá TC thì các quốc gia Đông Nam Á nên xem xét thận trọng vì bao nhiêu Hiệp ước, Thoả thuận quan trọng đã ký mà Bắc Kinh chẳng thi hành, hoặc bóp méo văn bản.
Đại-Dương
(Báo Quốc Dân)
Đại-Dương Đông Nam Á cần suy nghĩ đúng đắn, hành động quyết đoán |
Kể từ sau Đệ nhị Thế chiến 1945 cho đến nay, vẫn chưa có quốc gia nào, kể cả Trung Cộng đủ sức thay thế Hoa Kỳ trong vai trò duy trì an ninh và bảo đảm phát triển toàn diện trong khu vực Đông Nam Á.
Tiếc thay, giới lãnh đạo các quốc gia Đông Nam Á vẫn mang ảo tưởng rằng mình ở vào vị thế quan trọng
Thực tế chua chát khi Bắc Kinh chiếm biển, đảo, hiếp đáp ngư dân, cướp tài nguyên thiên nhiên làm cho bản đồ chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán của Đông Nam Á cứ teo dần. Giới lãnh đạo ASEAN khom lưng, uốn lưỡi trước lời đe doạ hoặc hành động ngang ngược của TCB.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải Quốc gia của TC, Ngô Sĩ Tồn doạ sẽ có biện pháp cứng rắn như khai thác dầu khí tại Bãi cạn Tư Chính (Vanguard Bank) và vô-hiệu-hoá các vị trí trấn đóng của Việt Nam tại Trường Sa nếu Hà Nội phỏng theo kiểu Phi Luật Tân kiện TC tại Toà án Trọng tài Thường trực Luật Biển (PCA) vào năm 2016.
ASEAN cần làm gì trong tình trạng căng thẳng Mỹ-Trung không-lối-thoát?
Thứ nhất, Cng đồng kinh tế ASEAN (AEC) phải xoá bỏ nguyên tắc “đèn ai nấy rạng=không can thiệp vào chuyện nội bộ của nhau”. Nếu không, kêu gọi đoàn kết chỉ là khẩu hiệu sẽ chẳng bao giờ Trung Quốc lưu ý và được Hoa Kỳ tin tưởng. Xé lẻ kiểu Cambode, Lào, Phi Luật Tân chỉ làm cho sự đoàn kết của ASEAN ngày càng tồi tệ. Làm sao AEC đương đầu với nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới khi mỗi quốc gia bằng lòng đi cổng sau như biểu hiện “đỉnh cao trí tuệ loài người”? Dân chúng Đông Nam Á công khai hay rỉ tai đàm tiếu về giới lãnh đạo chỉ biết làm tay sai cho Bắc Kinh.
Cha già dân tộc Tân Gia Ba, Lý Quang Diệu tuyên bố cần phải dựa vào cường quốc mạnh nhất … Vận mệnh Đông Nam Á sẽ không do người Đông Nam Á quyết định”. Tân Gia Ba thặng dư thương mại với TC trong khi các nước ASEAN khác đều bị thâm hụt thương mại với TC. Làm ăn mà chỉ có lỗ thì chuyện sập vào chiếc bẫy nợ do Bắc Kinh giăng ra chẳng chóng thì chầy.
Thứ hai, AEC cần tôn trọng tuyệt đối và duy trì luật pháp quốc tế: (1) Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) đã định nghĩa rõ ràng các thực thể địa lý trên SCS (đảo, đá, đảo nhân tạo, bãi cạn, nhóm đảo, quần đảo); mô tả chi tiết và rõ ràng (Nội thuỷ, Đường cơ bản, Lãnh hải, Tiếp giáp Lãnh hải, Vùng Đặc quyền Kinh tế, Thềm lục địa, Vùng biển quốc tế, Ngư trường truyền thống); xác định chi tiết về (chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán của các quốc gia duyên hải; quyền tự do hàng hải hoặc lưu thông vô hại trong vùng lãnh hải của quốc gia khác). (2) Trong vụ Phi Luật Tân kiện Trung Quốc, PCA đã phán ngày 12/07/2016: yêu sách “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc trên SCS không có giá trị pháp lý theo UNCLOS. Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển do UNCLOS thiết lập để giải thích khi có tranh chấp quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán về biển, đảo, ngư trường truyền thống nên Phán quyết có tính chung thẩm và các thành viên Công ước phải có bổn phận thi hành. Thượng đỉnh ASEAN không ra Tuyên bố chung sau phán quyết tháng 7-2016 của PCA đã tự tát vào mặt mình để cho Bắc Kinh vừa cười vừa quân-sự-hoá SCS; tuyên bố lập hai quận mới để cai quản hai Nhóm đảo Tây Sa (Hoàng Sa, Paracel Islands) và Nam Sa (Trường Sa, Spratly Islands); bắn tiếng thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không trên Biển Nam Trung Hoa nhằm kiểm soát và giám sát mọi hoạt động trong khu vực này. (3) Các quốc gia duyên hải Đông Nam Á (Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Brunei, Indonesia) nên hợp tác giải quyết vùng chồng lấn giữa nhiều hoặc hai quốc gia theo đúng quy định của UNCLOS để tạo điều kiện khai thác tài nguyên chung hầu đẩy mạnh phát triển kinh tế. Nếu thiếu phương tiện thì phải đấu thầu quốc tế công khai, tránh ưu đãi cho ngoại bang. (4) Việt Nam, Mã Lai Á, Indonesia đã gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc để phản đối đường 9 Đoạn của TC. Hoa Kỳ cũng tham dự vì các nước đó đã ý thức được tầm quan trọng của hành động bảo vệ chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán trên SCS.
Thứ ba, (1) Thuộc vào nhóm các quốc gia đã phát triển được trang bị một lực lượng quân sự vào bậc trung mà Nhật Bản, Đại Hàn vẫn níu kéo Quân đội Mỹ đóng quân hầu duy trì và bảo vệ an ninh khu vực. Hai Khu trục hạm Trực thăng của Nhật Bản mang theo 16 Tiềm kích cư tàng hình F-35B cất và hạ cánh như trực thăng đã hội đủ khả năng vượt trội hai Mẫ Hạm nội địa Liêu Ninh và Sơn Đông của TC. (2) Phối hợp tác chiến thực sự cần đến sự thao dượt thường xuyên. Hoa Kỳ đã chính thức mời Việt Nam tham dự Thao dượt Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) năm nay diễn ra từ ngày 17 đến 31 tháng 8 cứ 2 năm một lần gồm 25 Hải quân trên thế giới mà không mời TC. (3) Khi Hải dương Địa chất 8 và các Hải cảnh, Dân quân Biển quấy nhiễu tàu thăm dò dầu khí của Mã Lai Á, Hoa Kỳ liền phái hai đợt chiến hạm đến theo dỏi và cổ vũ nước nhỏ bị TC chèn ép. TC cho biết đã có thêm 30 đầu đạn nguyên tử nâng lên số 330 so với 1,750 đầu đạn nguyên tử của Mỹ đã gắn lên hoả tiễn và các căn cứ đang vận hành.
Các đài truyền thông thân Bắc Kinh đang cố mô tả nền kinh tế Đông Nam Á tin tưởng TC hơn Hoa Kỳ. Tổng thống Donald Trump cấm bán chip điện tử cho Bắc Kinh chỉ làm thiệt hại người Mỹ và thúc đẩy TC nhanh chóng sản xuất hàng thay thế.
Họ chỉ trích Tổng thống Trump huỷ bỏ Thoả ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TTP). Thực sự, đây là một cam kết của Tổng thống Barack Obama không được Quốc hội Mỹ thông qua vì chỉ có lợi cho TC mà hại cho các nước ký kết. Bắc Kinh đã chuyển các công nghệ lỗi thời cho các quốc gia đang phát triển, đầu tư vào các công ty Đông Nam Á để đánh cắp công nghệ tiên tiến được Hoa Kỳ chuyển giao. Những công ty đó chỉ làm công cho các ông chủ TC. Tuy đã chuyển thành tên Thoả ước Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà chưa thấy hiệu quả nên mong Mỹ nhảy vào. Bắc Kinh bắn tiếng muốn tham gia có thể để thao túng.
Khi đánh giá TC thì các quốc gia Đông Nam Á nên xem xét thận trọng vì bao nhiêu Hiệp ước, Thoả thuận quan trọng đã ký mà Bắc Kinh chẳng thi hành, hoặc bóp méo văn bản.
Đại-Dương
(Báo Quốc Dân)
Tin tức Hàng Ngày - Trang Thông Tin Đa Chiều. Tất cả bài đăng tải trên thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả có thể gây ra những tranh luận đa chiều và trái chiều Tin tức Hàng Ngày mong nhận được ý kiến phản hồi và phản biện của độc giả
Đăng nhận xét