Tin Tức Cập Nhật 24/7
Home » » Giấc mộng 'chủ nghĩa xã hội' không thành của Anh Quốc, Ấn Độ, và Israel năm xưa - bài học của Trung Quốc ngày hôm nay – Phần 1

Giấc mộng 'chủ nghĩa xã hội' không thành của Anh Quốc, Ấn Độ, và Israel năm xưa - bài học của Trung Quốc ngày hôm nay – Phần 1

Đăng bởi: Admin on Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2020 | 06:00



Lee Edwards là thành viên xuất sắc trong tư tưởng bảo thủ tại Trung tâm Nguyên tắc và Chính trị B. Kenneth Simon của Quỹ Di sản.



Giấc mộng 'chủ nghĩa xã hội' không thành của Anh Quốc, Ấn Độ, và Israel năm xưa - bài học của Trung Quốc ngày hôm nay – Phần 1




As British prime minister Margaret Thatcher observed, “the problem with socialism is that you eventually run out of other people’s money.”Manchester Daily Express / Contributor / Getty Images

Israel nhận ra phép màu xã hội chủ nghĩa hóa ra là một ảo ảnh, Ấn Độ đã loại bỏ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa và chọn dân chủ tư bản, và Bà đầm thép Thatcher của Vương quốc Anh kết luận “vấn đề với chủ nghĩa xã hội là cuối cùng bạn đã tiêu hết tiền của người khác”.

Các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa rất thích nói rằng chủ nghĩa xã hội chưa bao giờ thất bại bởi vì nó chưa bao giờ được thử. Nhưng trên thực tế, chủ nghĩa xã hội đã thất bại ở mọi quốc gia mà nó đã qua thực nghiệm, từ Liên Xô bắt đầu từ một thế kỷ trước cho đến ba nước hiện đại đã cố gắng nhưng cuối cùng đã từ chối chủ nghĩa xã hội là Israel, Ấn Độ và Vương quốc Anh.

Trong khi có sự khác biệt chính trị lớn giữa sự cai trị toàn trị của Liên Xô và chính trị dân chủ của Israel, Ấn Độ và Vương quốc Anh, cả ba nước sau đều tuân thủ các nguyên tắc xã hội chủ nghĩa, quốc hữu hóa các ngành công nghiệp chính của họ và đặt việc ra quyết định kinh tế trong tay của chính phủ.

Thất bại của Liên Xô đã được các nhà sử học ghi lại. Năm 1985, Tổng bí thư Mikhail Gorbachev nắm quyền chỉ huy một đế chế tan rã. Sau 70 năm chủ nghĩa Mác, các nông trường của Liên Xô không thể nuôi sống người dân, các nhà máy không đạt được hạn ngạch, mọi người xếp hàng dài qua nhiều khối nhà ở Moscow và các thành phố khác để mua bánh mì và các nhu yếu phẩm khác, và một cuộc chiến ở Afghanistan kéo dài không có hồi kết với cảnh những chiếc túi đựng xác của những người lính trẻ Liên Xô.

Nền kinh tế của các quốc gia Cộng sản đằng sau Bức màn sắt cũng yếu kém tương tự như vậy vì họ vận hành chủ yếu như là một kiểu thuộc địa của Liên Xô.

Không có động lực để cạnh tranh hay hiện đại hóa, khu vực công nghiệp ở Đông và Trung Âu đã trở thành một tượng đài cho sự kém hiệu quả và lãng phí quan liêu, một “bảo tàng của thời kỳ đầu công nghiệp hóa”. Như tờ New York Times đã chỉ ra vào thời điểm đó, Singapore, một quốc gia châu Á chỉ có 2 triệu dân, đã xuất khẩu thêm 20% máy móc sang phương Tây vào năm 1987 so với tất cả các nước Đông Âu.

Tuy vậy, chủ nghĩa xã hội vẫn được cho là thu hút những trí thức và chính trị gia hàng đầu của phương Tây. Họ không thể cưỡng lại khẩu hiệu hay ho, về một thế giới không xung đột vì đó là một thế giới không có tài sản riêng (vô sản). Họ đã bị thuyết phục rằng một bộ máy quan liêu có thể đưa ra quyết định sáng suốt hơn về phúc lợi của một dân tộc hơn là chính người dân. Họ tin tưởng, với John Maynard Keynes, rằng “nhà nước là khôn ngoan và thị trường là ngu ngốc”.

Israel, Ấn Độ và Vương quốc Anh đều chấp nhận chủ nghĩa xã hội như một mô hình kinh tế sau Thế chiến II. Phần mở đầu cho hiến pháp Ấn Độ, chẳng hạn, bắt đầu, “Chúng tôi, Nhân dân Ấn Độ, đã quyết tâm thành lập Ấn Độ thành một Cộng hòa Dân chủ Thế tục Xã hội Chủ nghĩa …” Những người định cư đầu tiên của Israel là những người Do Thái gốc Đông Âu cánh tả tìm kiếm và xây dựng một xã hội theo mô hình xã hội chủ nghĩa. Ngay khi Thế chiến II kết thúc, Đảng Lao động Anh đã quốc hữu hóa mọi ngành công nghiệp chính và tán thành mọi yêu cầu mang tính xã hội chủ nghĩa của các công đoàn.

Lúc đầu, chủ nghĩa xã hội dường như hoạt động ở những nước rất khác nhau. Trong hai thập kỷ đầu tiên tồn tại, nền kinh tế của Israel đã tăng trưởng với tốc độ hàng năm hơn 10%, khiến nhiều người gọi Israel là một "phép màu kinh tế". Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội trung bình của Ấn Độ từ khi thành lập vào năm 1947 đến những năm 1970 là 3,5%, đặt Ấn Độ trong số các quốc gia đang phát triển thịnh vượng hơn. Tăng trưởng GDP ở Vương quốc Anh trung bình 3% từ năm 1950 đến năm 1965, cùng với mức tăng trung bình 40% tiền lương thực tế, cho phép Anh trở thành một trong những quốc gia giàu có hơn trên thế giới.

Nhưng các chuyên gia kế hoạch hóa của chính phủ đã không thể theo kịp với sự gia tăng dân số và cạnh tranh ở nước ngoài. Sau nhiều thập kỷ tăng trưởng kinh tế suy giảm chưa từng thấy và thất nghiệp gia tăng chưa từng thấy, cả ba nước đều từ bỏ chủ nghĩa xã hội và chuyển sang chủ nghĩa tư bản và thị trường tự do.

Sự thịnh vượng có được ngày nay ở Israel, Ấn Độ và Vương quốc Anh đã chứng minh tính đúng đắn của chủ nghĩa thị trường tự do với tiên đoán rằng chủ nghĩa xã hội chắc chắn sẽ thất bại trong việc thực hiện những lời hứa đem đến điều tốt đẹp. Như Thủ tướng Anh Margaret Thatcher đã quan sát, “vấn đề với chủ nghĩa xã hội là cuối cùng bạn đã tiêu hết tiền của người khác”.

1. Israel

Israel là quốc gia duy nhất có chủ nghĩa xã hội từng thành công trong một thời gian. Theo giáo sư người Israel Avi Kay, những người định cư ban đầu "đã tìm cách tạo ra một nền kinh tế trong đó các lực lượng thị trường được kiểm soát vì lợi ích của toàn xã hội".

Bị thúc đẩy bởi một mong muốn xóa bỏ định kiến lịch sử rằng họ như là nạn nhân của sự trừng phạt, họ đã tìm kiếm một xã hội xã hội chủ nghĩa theo định hướng lao động, bình đẳng. Dân số ban đầu, đồng nhất dưới 1 triệu người đã vạch ra kế hoạch tập trung để chuyển đổi sa mạc thành đồng cỏ xanh và xây dựng các công ty nhà nước hiệu quả.

Học giả của Viện Doanh nghiệp Mỹ Joseph Light đã chỉ ra rằng, hầu hết những người định cư ban đầu làm việc trong các trang trại tập thể được gọi là kibbutzim hoặc trong các công việc được nhà nước bảo đảm.

Kibbutzim là những cộng đồng nông nghiệp nhỏ, trong đó mọi người làm việc vặt để đổi lấy thức ăn và tiền để sống và trả các hóa đơn của họ. Không có tài sản riêng, mọi người ăn chung và trẻ em dưới 18 tuổi sống cùng nhau và không ở cùng bố mẹ. Bất kỳ khoản tiền nào kiếm được ở bên ngoài đều được trao cho kibbutz.

Một nhân vật quan trọng trong việc xã hội hóa Israel là Histadrut, Tổng Liên đoàn Lao động, những người tin tưởng vào giáo điều của chủ nghĩa xã hội - cho rằng chủ nghĩa tư bản bóc lột sức lao động và cách duy nhất để ngăn chặn những "vụ cướp" như vậy là trao quyền kiểm soát các phương tiện sản xuất cho nhà nước .

Khi tiến hành công đoàn hóa hầu hết tất cả các công nhân, Histadrut đã giành được quyền kiểm soát gần như mọi lĩnh vực kinh tế và xã hội, bao gồm kibbutzim, nhà ở, giao thông, ngân hàng, phúc lợi xã hội, y tế và giáo dục. Công cụ chính trị của liên đoàn là đảng Lao động, đã cai trị Israel một cách hiệu quả từ khi thành lập Israel năm 1948 cho đến năm 1973 và Chiến tranh Yom Kippur. Trong những năm đầu, chỉ có rất ít người đặt câu hỏi liệu có nên đặt ra giới hạn nào cho vai trò của chính phủ hay không.

Hiệu suất kinh tế của Israel dường như xác nhận phán quyết của Keynes. Tăng trưởng GDP thực tế từ năm 1955 đến 1975 là 12,6% đáng kinh ngạc, đưa Israel trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với một trong những mức chênh lệch thu nhập thấp nhất. Tuy nhiên, sự tăng trưởng nhanh chóng này đi kèm với mức tăng tiêu dùng tư nhân và theo thời gian, làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập.

Nhu cầu cải cách kinh tế ngày càng tăng để giải phóng nền kinh tế khỏi việc ra quyết định tập trung của chính phủ. Năm 1961, những người ủng hộ tự do hóa kinh tế đã thành lập đảng Tự do - phong trào chính trị đầu tiên cam kết với nền kinh tế thị trường.

"Phép màu kinh tế" của người Israel đã bị bốc hơi vào năm 1965 khi đất nước này phải chịu đựng cuộc suy thoái lớn đầu tiên. Tăng trưởng kinh tế tạm dừng và thất nghiệp tăng gấp ba lần từ năm 1965 đến năm 1967. Trước khi chính phủ có thể thực hiện hành động khắc phục, Chiến tranh Sáu ngày nổ ra, làm thay đổi bản đồ kinh tế và chính trị của Israel.

Nghịch lý thay, cuộc chiến đã mang lại sự thịnh vượng ngắn ngủi cho Israel, do tăng chi tiêu quân sự và một dòng công nhân lớn từ các vùng lãnh thổ mới. Nhưng tăng trưởng kinh tế do chính phủ lãnh đạo đã đi kèm với việc đẩy nhanh lạm phát, đạt tỷ lệ hàng năm là 17% từ năm 1971 đến năm 1973.

Lần đầu tiên, có một cuộc tranh luận công khai giữa những người ủng hộ kinh tế doanh nghiệp tự do và những người ủng hộ các thỏa thuận xã hội chủ nghĩa truyền thống. Dẫn đầu thị trường tự do là người được giải thưởng Nobel trong tương lai Milton Friedman, người đã thúc giục các nhà hoạch định chính sách của Israel “để người dân của bạn tự do” và tự do hóa nền kinh tế.

Cuộc chiến năm 1973 và các tác động kinh tế của nó đã củng cố cảm giác của nhiều người Israel rằng mô hình xã hội chủ nghĩa của đảng Lao động không thể giải quyết các thách thức kinh tế đang gia tăng của đất nước. Cuộc bầu cử năm 1977 đã dẫn đến chiến thắng của đảng Likud, với triết lý kiên định vào thị trường tự do. Likud là một trong những đối tác liên minh của đảng Tự do.

Bởi vì gốc rễ của chủ nghĩa xã hội ở Israel ăn rất sâu, cải cách thực sự diễn ra chậm. Friedman được yêu cầu xây dựng một chương trình sẽ đưa Israel từ chủ nghĩa xã hội sang nền kinh tế thị trường tự do. Những cải cách lớn của ông bao gồm việc giảm các chương trình của chính phủ và giảm chi tiêu của chính phủ; ít sự can thiệp của chính phủ vào các chính sách tài khóa, thương mại và lao động; cắt giảm thuế thu nhập; và tư nhân hóa. Một cuộc tranh luận lớn xảy ra giữa các quan chức chính phủ tìm kiếm cải cách và các nhóm lợi ích muốn duy trì hiện trạng.

Trong khi đó, chính phủ tiếp tục vay và chi tiêu và đã thúc đẩy lạm phát, trung bình 77% trong giai đoạn 1978-79 và lạm phát phi mã tới 450% vào năm 1984-85. Thị phần của chính phủ trong nền kinh tế tăng lên đến 76%, trong khi thâm hụt tài khóa và nợ quốc gia tăng vọt. Chính phủ đã in tiền thông qua các khoản vay từ Ngân hàng Israel, nơi đã góp phần vào lạm phát bằng cách tạo ra tiền.

Cuối cùng, vào tháng 1 năm 1983, bong bóng nợ vỡ tung, hàng ngàn công dân và doanh nghiệp tư nhân cũng như các doanh nghiệp do chính phủ điều hành phải đối mặt với phá sản. Israel đã gần sụp đổ.

Vào thời điểm quan trọng này, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và bộ trưởng ngoại giao của ông, George Shultz, đã đến để giải cứu. Họ đã đề nghị tài trợ 1,5 tỷ đô-la nếu chính phủ Israel đồng ý từ bỏ bộ quy tắc xã hội chủ nghĩa của nó và áp dụng một số hình thức của chủ nghĩa tư bản kiểu Mỹ, sử dụng các chuyên gia được đào tạo tại Mỹ.

Histadrut đã chống cự mạnh mẽ, không muốn từ bỏ quyền lực hàng thập kỷ của họ cũng như không muốn thừa nhận rằng chủ nghĩa xã hội phải chịu trách nhiệm cho những rắc rối kinh tế của Israel. Tuy nhiên, người dân đã hứng chịu đủ hậu quả của lạm phát tăng vọt và không có tăng trưởng và họ đã từ chối chính sách kháng cự của Histadrut. Tuy nhiên, chính phủ Israel do dự, không sẵn sàng cải cách kinh tế do sợ mất quyền lực.

Ông Shultz bực tức và thông báo cho Israel rằng nếu nước này không bắt đầu tự do hóa nền kinh tế, thì Mỹ sẽ đóng băng "tất cả các loại tiền chuyển khoản" tới nước này. Các mối đe dọa đã có tác dụng. Chính phủ Israel đã chính thức áp dụng hầu hết "các khuyến nghị" về thị trường tự do.

Tác động của một sự thay đổi cơ bản trong chính sách kinh tế của Israel là ngay lập tức và có sức lan tỏa. Trong vòng một năm, lạm phát đã giảm từ 450% xuống chỉ còn 20%, thâm hụt ngân sách 15% GDP đã giảm xuống 0, đế chế kinh tế và kinh doanh của Histadrut biến mất cùng với sự thống trị chính trị của nó, và nền kinh tế Israel được mở cửa để nhập khẩu.

Đặc biệt quan trọng là cuộc cách mạng công nghệ cao của Israel, dẫn đến đầu tư vào Israel tăng 600%, biến đất nước này trở thành một người chơi lớn trong thế giới công nghệ cao.

Theo Glenn Frankel, phóng viên của tờ Washington Post ở Israel, tuy có những tác dụng phụ không tốt như khoảng cách giàu nghèo, và lo lắng về công bằng xã hội, nhưng tư tưởng và khẩu hiệu của xã hội chủ nghĩa đã được “cho nghỉ hưu vĩnh viễn”.

Đảng Lao động xã hội chủ nghĩa tán thành tư nhân hóa và thoái vốn tại nhiều công ty thuộc sở hữu nhà nước vốn đã trở nên trì trệ do bao cấp, quy tắc làm việc cứng nhắc, sổ sách giả mạo, thiên vị, và các nhà quản lý bất tài.

Sau khi mở rộng khiêm tốn vào những năm 1990, tăng trưởng kinh tế của Israel đã đứng đầu các bảng xếp hạng ở các nước đang phát triển vào những năm 2000, được thúc đẩy bởi lạm phát thấp và giảm quy mô của chính phủ. Thất nghiệp vẫn còn quá cao và thuế chiếm 40% GDP, phần lớn là do nhu cầu duy trì lực lượng quân đội lớn.

Tuy nhiên, các đảng chính trị đồng ý rằng không có sự quay trở lại với các chính sách kinh tế của những năm đầu tiên - cuộc tranh luận giờ đây là về tốc độ cải cách thị trường hơn nữa. “Thử nghiệm thành công nhất trên thế giới về chủ nghĩa xã hội, có vẻ như đã kiên quyết nắm lấy chủ nghĩa tư bản”, ông Light viết.

2. Ấn Độ

Chủ nghĩa xã hội đã lớn mạnh ở Ấn Độ từ lâu trước khi giành độc lập, được thúc đẩy bởi sự phẫn nộ lan rộng chống lại chủ nghĩa thực dân Anh và giai cấp hoàng tử sở hữu đất đai (zamindar) và bởi những nỗ lực của Đảng Cộng sản Ấn Độ, được thành lập năm 1921.

Jawaharlal Nehru đã chấp nhận chủ nghĩa xã hội như là hệ tư tưởng cầm quyền khi ông trở thành thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ sau khi giành độc lập vào năm 1947.

Trong gần 30 năm, chính phủ Ấn Độ đã tuân thủ đường lối xã hội chủ nghĩa, hạn chế nhập khẩu, cấm đầu tư trực tiếp nước ngoài, bảo vệ các công ty nhỏ khỏi sự cạnh tranh từ các tập đoàn lớn và duy trì kiểm soát giá đối với nhiều ngành công nghiệp bao gồm thép, xi măng, phân bón, dầu khí, và dược phẩm. Bất kỳ nhà sản xuất nào vượt quá khả năng được cấp phép của họ có thể phải đối mặt với án tù.

Như nhà kinh tế học người Ấn Độ Swaminathan S. Anklesaria Aiyar đã viết, “khi đó Ấn Độ có lẽ là quốc gia duy nhất trên thế giới có tình trạng là việc tăng trưởng năng suất được coi như một tội ác”. Họ đã áp dụng nghiêm ngặt một nguyên tắc xã hội chủ nghĩa là thị trường không thể tạo ra kết quả kinh tế hay xã hội tốt. Bất bình đẳng kinh tế được điều tiết thông qua thuế - thuế suất thu nhập cá nhân cao nhất ở mức khủng khiếp 97,75%.

Khoảng 14 ngân hàng công đã được quốc hữu hóa vào năm 1969; thêm sáu ngân hàng đã được chính phủ tiếp quản vào năm 1980. Được thúc đẩy bởi nguyên tắc ‘tự cấp tự túc”, hầu như mọi thứ có thể được sản xuất trong nước đều cấm nhập khẩu bất kể chi phí là bao nhiêu. Đó là đỉnh cao của chủ nghĩa xã hội Ấn Độ, vẫn không thể đáp ứng nhu cầu cơ bản của dân số ngày càng mở rộng. Vào những năm 1977-78, hơn một nửa Ấn Độ đang sống dưới mức nghèo khổ.

Đồng thời, nhà kinh tế người Mỹ gốc Ấn Arvind Panagariya lưu ý, một loạt các cú sốc bên ngoài đã làm rúng động đất nước, bao gồm một cuộc chiến với Pakistan năm 1965, xảy ra sau một cuộc chiến với Trung Quốc năm 1962; một cuộc chiến khác với Pakistan năm 1971; hạn hán liên tiếp trong năm 1971-72 và 1972-73, và cuộc khủng hoảng giá dầu tháng 10/1973, góp phần làm suy giảm 40% thương mại nước ngoài của Ấn Độ.

Hiệu quả kinh tế từ năm 1965 đến năm 1981 tồi tệ hơn bất kỳ thời điểm nào khác của thời kỳ hậu độc lập. Như ở Israel, cải cách kinh tế trở thành một điều bắt buộc. Thủ tướng Indira Gandhi đã đẩy chương trình nghị sự chính sách của mình theo hướng cánh tả cực đoan.

Năm 1980, đảng Quốc hội đã giành được đa số 2/3 trong Quốc hội, và cuối cùng Gandhi đã thông qua một chủ trương chính sách thực tế hơn, bớt lý luận giáo điều hơn. Nhưng thực tế thì cũng như mọi thứ khác ở Ấn Độ, cải cách kinh tế tiến hành chậm chạp.

Một tuyên bố chính sách công nghiệp tiếp tục rút lui từng phần khỏi chủ nghĩa xã hội đã bắt đầu vào năm 1975, cho phép các công ty mở rộng năng lực sản xuất, khuyến khích đầu tư vào nhiều ngành công nghiệp và cho phép sự tham gia của khu vực tư nhân vào viễn thông.

Tự do hóa hơn nữa đã nhận được một sự thúc đẩy lớn dưới thời Rajiv Gandhi, người kế vị mẹ mình vào năm 1984 sau vụ ám sát bà. Do đó, tăng trưởng GDP đạt mức đáng khích lệ 5,5%.

Kinh tế tiếp tục đẩy nhanh hệ tư tưởng dưới thời Rajiv Gandhi, ông không bị ràng buộc bởi tư tưởng xã hội chủ nghĩa do thế hệ trước để lại. Người kế nhiệm của ông, P.V. Narasimha Rao, chấm dứt việc cấp phép ngoại trừ trong các lĩnh vực được chọn và mở ra cánh cửa cho đầu tư nước ngoài rộng lớn hơn. Bộ trưởng tài chính Manmohan Singh đã cắt giảm thuế suất từ ​​mức 355% xuống còn 65%.

Theo Arvind Panagariya, "chính phủ đã đưa ra các biện pháp tự do hóa đủ để đưa nền kinh tế vào quá trình duy trì tăng trưởng khoảng 6% trên cơ sở lâu dài". Trên thực tế, tăng trưởng GDP của Ấn Độ đã đạt mức cao nhất là hơn 9% trong năm 2005-08, sau đó là mức giảm xuống dưới 7% trong năm 2017-18.

Một sự phát triển chính của cải cách kinh tế là sự mở rộng đáng chú ý của tầng lớp trung lưu của Ấn Độ. Nhà kinh tế ước tính có 78 triệu người Ấn Độ thuộc nhóm trung lưu và trung thượng lưu.

Bằng cách bao gồm cả tầng lớp trung hạ lưu, các nhà kinh tế Ấn Độ, ông Krishnan và Hatekar cho rằng, tầng lớp trung lưu mới của Ấn Độ đã tăng từ 304,2 triệu trong năm 2004-05 lên mức đáng kinh ngạc 606,3 triệu trong năm 2011-12, gần một nửa dân số Ấn Độ. Thu nhập hàng ngày của ba tầng lớp trung lưu là: trung hạ, 2- 4 USD; trung giữa, 4-6 USD; trung thượng, 6-10 USD.

Trong khi điều này là cực kỳ thấp theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ, một đô-la Mỹ lại có giá trị cao ở Ấn Độ, nơi thu nhập bình quân đầu người hàng năm là khoảng 6.500 USD. Nếu chỉ một nửa tầng lớp trung hạ lưu thực hiện chuyển đổi sang thu nhập trung lưu hoặc trung thượng lưu, điều đó có nghĩa là một tầng lớp trung lưu Ấn Độ có khoảng 350 triệu người Ấn Độ - một trung gian giữa các ước tính của thời báo The Economist và Krishnan và Hatekar.

Một tầng lớp trung lưu khổng lồ như vậy xác nhận quan điểm đánh giá của Quỹ Di sản (Chỉ số Tự do Kinh tế), rằng Ấn Độ đang phát triển thành một nền “kinh tế thị trường mở”.

Năm 2017, Ấn Độ đã vượt qua Đức để trở thành thị trường ô tô lớn thứ tư trên thế giới và dự kiến ​​sẽ thay thế Nhật Bản vào năm 2020. Cùng năm đó, Ấn Độ đã vượt Mỹ về doanh số điện thoại thông minh để trở thành thị trường điện thoại thông minh lớn thứ hai trên thế giới.

Thường được mô tả là một nước nông nghiệp, Ấn Độ ngày nay được đô thị hóa 31%. Với GDP hàng năm là 8,7 nghìn tỷ USD, Ấn Độ đứng thứ năm trên thế giới, sau Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Vương quốc Anh. Nhà kinh tế học người Ấn Độ Gurcharan Das đã chỉ ra rằng chưa bao giờ trong lịch sử lại có nhiều người được cải thiện đời sống như vậy.

Tất cả những thành quả này là vì các nhà lãnh đạo chính trị của Ấn Độ đã tìm kiếm và áp dụng một hệ thống kinh tế tốt hơn - doanh nghiệp tự do - sau bốn thập kỷ tiến bộ thất thường và sự thịnh vượng bất bình đẳng dưới thời chủ nghĩa xã hội.

Lê Minh lược dịch

Tin tức Hàng Ngày - Trang Thông Tin Đa Chiều. Tất cả bài đăng tải trên thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả có thể gây ra những tranh luận đa chiều và trái chiều Tin tức Hàng Ngày mong nhận được ý kiến phản hồi và phản biện của độc giả
Chia sẽ bài này :

Đăng nhận xét

 
Top ↑ Copyright © 2008. Tin Tức Hàng Ngày - All Rights Reserved
Back To Top ↑