Tôi chẳng "cuồng Trump" và cũng chẳng "cuồng chống Trump" nên tôi chẳng sợ phía bên nào chửi bới, chụp mũ. Cứ sự thật tôi nói căn cứ trên kinh tế chính trị,hiến pháp,luật pháp Hoa Kỳ. Nếu nói cho được lòng một bên thì lên FB cũng là chán. Đó là những tư duy cảm tính.
Cuộc bầu cử tháng 11 sắp tới nó vượt ra ngoài phạm vi hình tượng cá nhân của hai ông Trump và Biden. Có nghĩa là nó không căn cứ trên việc ông Trump ,Biden là mẫu người như thế nào,chính sách ra sao... Đó là một phần nhỏ. Từ lâu bầu cử Mỹ đã là một sự thay đổi chính sách giữa giới chủ và giới cần lao.
Cánh hữu với chủ trương giảm thuế luôn đại diện cho giới chủ và cánh tả với chủ trương tăng thuế luôn đại diện cho giới cần lao. Đó là vấn đề chủ yếu nhất phân biệt sự khác nhau giữa hai đảng. Khi giảm thuế thì giới chủ từ tầng lớp trung lưu được lợi nhất và khi tăng thuế thì tầng lớp dân nghèo hưởng lợi do ngân sách tăng và các quỹ an sinh,phúc lợi xã hội tăng theo.
Trong những thập niên gần đây cử tri Mỹ bỏ phiếu chủ yếu vì quyền lợi của họ hơn là quan tâm tới các vấn đề vĩ mô,vi mô. Họ bỏ lá phiếu vì những cái bill về bảo hiểm y tế, hóa đơn bệnh viện, tiền hưu trí, tiền già, trợ cấp thất nghiệp...
Do vậy có thể thấy rất rõ rằng mỗi khi kinh tế lên, khá giả không nhiều bận tâm về những cái bill thì đảng Cộng hòa,cánh hữu thắng cử. Những lúc gặp chu kỳ khủng hoảng kinh tế thì lại là cơ hội của đảng Dân chủ.
Cho nên người Việt hay tranh luận ông Trump hay ông Biden thế này thế khác rồi quay qua chửi bới, nhục mạ nhau do khác quan điểm là do không nhìn sự việc ở tầm cao hơn.
Trước năm 2016, công bằng mà nói ông Trump đã ra 5 cuốn sách để nói về quan điểm "Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại", sau đó ông đã rút nước Mỹ về cô lập như thời của Monroe, trước thời Truman. Quan điểm này đã gây biến động cả thế giới và xuất hiện trường phái "cuồng chống Trump". Thực ra đây cũng là quan điểm từ lâu của đảng Cộng hòa và việc ông đặt lợi ích nước Mỹ lên hàng đầu không có gì sai.
Tuy nhiên người tính không bằng trời tính, sau khi thi hành chiến dịch giảm thuế giúp hàng trăm công ty ,tâp đoàn kinh tế giàu sụ của Mỹ như Apple, Microsoft, Boeing, Nike, Amazon , IBM, Target, AT&T, các tâp đoàn xe hơi, thung lũng điện tử Silicon, tập đoàn cờ bạc Las Vegas... giảm hàng trăm tỷ tiền thuế từ 35% xuống 21% để họ có vốn kích thích phát triển kinh tế tạo ra việc làm mới thì ông Trump không ngờ chỉ một con virus Wuhan đã xóa sạch thành quả hơn 3 năm của ông. Các công ty Mỹ lại phải trở về như trước thời điểm ông giảm thuế và số việc làm mới cũng bị xóa sạch. Trong khi đó thâm hụt ngân sách 50% khiến các lời hứa duy trì Medicare, an sinh ,phúc lợi xã họi chỉ là lời hứa để tranh cử. Bởi một câu hỏi đơn giản là :tiền đâu? Chẳng lẻ cứ bán trái phiếu hoài.
Do vậy việc đổ lỗi cho biểu tình bạo loạn có bàn tay Trung Quốc cũng chỉ là ngón đòn quen thuộc của cả hai bên khi muốn đánh trống lãng vấn đề chính.Có lẻ ngân sách không gánh nỗi những đòi hỏi quá lớn của an sinh xã hội đã tạo ra bất ổn. Và đổ thừa cho Trung Quốc kích động là hay nhất. Đúng ra các chiến lược gia Nhà Trắng không nên quá vội vã muốn được khen về thành tích kinh tế, những con số về tăng trưởng, thất nghiệp để tập trung hơn cho an sinh,phúc lợi xã hội thì đã không có một phong trào "Black Lives matter" ở nước Mỹ và trên toàn thế giới như hôm nay.
Tuy nhiên phải nhìn thẳng vào sự thật là đảng Cộng hòa, tức các chính sách làm lợi cho giới chủ không bao giờ đắt dụng khi giới cần lao nguy nan. Chẳng lẻ họ lại tiếp tục giảm thuế làm giàu nữa cho các tập đoàn kinh tế khi người nghèo cần Medicare và an sinh xã hội?
Cho nên sự chuyển giao quyền lực là điều bắt buộc mang tính tất yếu bất chấp các đợt vận động tranh cử rầm rộ.Và nếu đang Dân chủ thắng cử cũng chẳng phải Trump kém tài, Biden vượt trội...mà là đây là thời điểm người dân Mỹ cần chính sách cào bằng của đảng Dân chủ hơn. Tuy nhiên phe yêu Trump sẽ chẳng bao giờ thừa nhận quy luật này. Chỉ có kết quả bầu cử sau ngày 3/11 mới thuyết phục được họ.
Dương Hoài Linh
Hiến pháp Mỹ bao giờ cũng là bên thắng cuộc |
Cánh hữu với chủ trương giảm thuế luôn đại diện cho giới chủ và cánh tả với chủ trương tăng thuế luôn đại diện cho giới cần lao. Đó là vấn đề chủ yếu nhất phân biệt sự khác nhau giữa hai đảng. Khi giảm thuế thì giới chủ từ tầng lớp trung lưu được lợi nhất và khi tăng thuế thì tầng lớp dân nghèo hưởng lợi do ngân sách tăng và các quỹ an sinh,phúc lợi xã hội tăng theo.
Trong những thập niên gần đây cử tri Mỹ bỏ phiếu chủ yếu vì quyền lợi của họ hơn là quan tâm tới các vấn đề vĩ mô,vi mô. Họ bỏ lá phiếu vì những cái bill về bảo hiểm y tế, hóa đơn bệnh viện, tiền hưu trí, tiền già, trợ cấp thất nghiệp...
Do vậy có thể thấy rất rõ rằng mỗi khi kinh tế lên, khá giả không nhiều bận tâm về những cái bill thì đảng Cộng hòa,cánh hữu thắng cử. Những lúc gặp chu kỳ khủng hoảng kinh tế thì lại là cơ hội của đảng Dân chủ.
Cho nên người Việt hay tranh luận ông Trump hay ông Biden thế này thế khác rồi quay qua chửi bới, nhục mạ nhau do khác quan điểm là do không nhìn sự việc ở tầm cao hơn.
Trước năm 2016, công bằng mà nói ông Trump đã ra 5 cuốn sách để nói về quan điểm "Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại", sau đó ông đã rút nước Mỹ về cô lập như thời của Monroe, trước thời Truman. Quan điểm này đã gây biến động cả thế giới và xuất hiện trường phái "cuồng chống Trump". Thực ra đây cũng là quan điểm từ lâu của đảng Cộng hòa và việc ông đặt lợi ích nước Mỹ lên hàng đầu không có gì sai.
Tuy nhiên người tính không bằng trời tính, sau khi thi hành chiến dịch giảm thuế giúp hàng trăm công ty ,tâp đoàn kinh tế giàu sụ của Mỹ như Apple, Microsoft, Boeing, Nike, Amazon , IBM, Target, AT&T, các tâp đoàn xe hơi, thung lũng điện tử Silicon, tập đoàn cờ bạc Las Vegas... giảm hàng trăm tỷ tiền thuế từ 35% xuống 21% để họ có vốn kích thích phát triển kinh tế tạo ra việc làm mới thì ông Trump không ngờ chỉ một con virus Wuhan đã xóa sạch thành quả hơn 3 năm của ông. Các công ty Mỹ lại phải trở về như trước thời điểm ông giảm thuế và số việc làm mới cũng bị xóa sạch. Trong khi đó thâm hụt ngân sách 50% khiến các lời hứa duy trì Medicare, an sinh ,phúc lợi xã họi chỉ là lời hứa để tranh cử. Bởi một câu hỏi đơn giản là :tiền đâu? Chẳng lẻ cứ bán trái phiếu hoài.
Do vậy việc đổ lỗi cho biểu tình bạo loạn có bàn tay Trung Quốc cũng chỉ là ngón đòn quen thuộc của cả hai bên khi muốn đánh trống lãng vấn đề chính.Có lẻ ngân sách không gánh nỗi những đòi hỏi quá lớn của an sinh xã hội đã tạo ra bất ổn. Và đổ thừa cho Trung Quốc kích động là hay nhất. Đúng ra các chiến lược gia Nhà Trắng không nên quá vội vã muốn được khen về thành tích kinh tế, những con số về tăng trưởng, thất nghiệp để tập trung hơn cho an sinh,phúc lợi xã hội thì đã không có một phong trào "Black Lives matter" ở nước Mỹ và trên toàn thế giới như hôm nay.
Tuy nhiên phải nhìn thẳng vào sự thật là đảng Cộng hòa, tức các chính sách làm lợi cho giới chủ không bao giờ đắt dụng khi giới cần lao nguy nan. Chẳng lẻ họ lại tiếp tục giảm thuế làm giàu nữa cho các tập đoàn kinh tế khi người nghèo cần Medicare và an sinh xã hội?
Cho nên sự chuyển giao quyền lực là điều bắt buộc mang tính tất yếu bất chấp các đợt vận động tranh cử rầm rộ.Và nếu đang Dân chủ thắng cử cũng chẳng phải Trump kém tài, Biden vượt trội...mà là đây là thời điểm người dân Mỹ cần chính sách cào bằng của đảng Dân chủ hơn. Tuy nhiên phe yêu Trump sẽ chẳng bao giờ thừa nhận quy luật này. Chỉ có kết quả bầu cử sau ngày 3/11 mới thuyết phục được họ.
Dương Hoài Linh
Tin tức Hàng Ngày - Trang Thông Tin Đa Chiều. Tất cả bài đăng tải trên thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả có thể gây ra những tranh luận đa chiều và trái chiều Tin tức Hàng Ngày mong nhận được ý kiến phản hồi và phản biện của độc giả
Đăng nhận xét