Trên trang GlobalPrices cho biết cách tính giá điện vào thời điểm tháng 9 năm 2019 ở Thái Lan như sau: Giá điện sinh hoạt là 3,817 bath/kWh, giá điện kinh doanh là 3,751 bath/kWh. Cũng trên trang này cho biết giá điện tại Hoa Kỳ là 0,146 đô la/kWh nếu đó là điện sinh hoạt, và 0,114 đô la/kWh nếu đó là điện kinh doanh.
Như ta biết, điện năng dùng cho kinh doanh là điện năng tiêu thụ với số lượng lớn. Như vậy qua đây chúng ta thấy ở các nước, việc bán điện cũng như bán buôn mọi thứ hàng hóa khác, nghĩa là vẫn tuân theo quy tắc xưa nay của thị trường là bán sỉ thì giá luôn thấp hơn giá bán lẻ. Việc theo cơ chế thị trường không đơn giản chỉ là quy luật cung cầu, mà còn nhiều quy luật khác, trong đó có quy luật về giá như đã nêu.
Việc tính giá điện tăng theo lũy kế là một việc làm phi thị trường rất rõ ràng. Với thế giới, xài càng nhiều giá càng rẻ nhưng với CS trong trường hợp này thì ai dùng điện càng nhiều thì giá càng đắt. Thực tế, EVN tính giá điện cho người xài nhiều nhất cao hơn với giá điện cho người xài ít nhất lên đến 75%. Kinh khủng! Mà như ta biết, tính điện kinh doanh giá cao thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc nhà nước ép các doanh nghiệp phải tăng giá sản phẩm. Mà khi hàng hóa tăng giá, tất nó dẫn tới doanh nghiệp có sức cạnh tranh kém. Như vậy chỉ đứng ở góc độ tính giá nghịch với cơ chế thị trường như thế này, thì nó đã góp phần không nhỏ vào việc bóp nghẹt sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Mà như ta biết, khi nhu cầu tiêu thụ điện của nhân dân tăng đều hằng năm, thì điều đó chứng tỏ mức sống của người dân đang tăng. Khi mức sống người dân tăng thì nhà nước cần có chính sách điều tiết như thế nào đó để người dân tăng chi tiêu. Sự sống còn của ngành sản xuất và ngành thương mại phụ thuộc vào sức mua của toàn xã hội. Sức mua mạnh sản xuất và kinh doanh phát triển, sức mua yếu thì dẫn tới ngành sản xuất và kinh danh khốn đốn vì hàng tồn kho nhiều. Như vậy câu hỏi đặt ra là, khi chính quyền tính giá điện lũy kế thì nó ảnh hưởng như thế nào đến sức mua người dân? Trước mắt là ta thấy, sức mua của ngành điện gia dụng sẽ giảm. Ngày trước, tôi không có tiền thì nhà chỉ có cái Tivi với vài bóng đèn và cây quạt. Nay tôi rủng rỉnh tiền nên muốn mua thêm tủ lạnh, máy điều hòa. Ý là vậy, thế nhưng vì nhà nước tính giá điện lũy kế nên tôi đâm ra ngại mua những thứ hàng hóa ngốn nhiều điện, và thế là tôi quyết định khỏi mua luôn dù tôi tôi đang có đủ điều kiện tài chính. Và nếu tính trên toàn Việt Nam, số người có quan điểm như tôi rất nhiều. Vậy thì sao? Vậy là chính cách tính giá điện lũy kế ấy nó đã gián tiếp đè sức mua ngành điện gia dụng ở mức thấp.
Như vậy khi tính giá điện lũy kế nó dẫn đến hệ quả là, ngành sản xuất phải làm ra hàng hóa có mức giá cao đồng thời nó ghìm sức mua của thị trường ở mức thấp. Theo các bạn, với một đất nước cả thị trường và ngành sản xuất bị kẹt trong hoàn cảnh như vậy thì liệu rằng, đất nước đó có phát triển được không? Vậy thì rõ ràng là, chỉ có một chính sách phi thị trường như thế chính nó đã trở thành một liều thuốc độc khống chế đà phát triển của đất nước. Mà trong các chính sách của chính quyền CS có vô số liều thuốc như vậy.
Câu hỏi đặt ra ra là, sự tai hại của việc tính giá điện lũy kế như thế nhưng tại sao chính quyền CS lại áp dụng? Thực ra trước tiên việc tính giá điện lũy kế là để khỏa lấp yếu điểm của EVN. Trước nhu cầu tiêu thụ điện năng của xã hội ngày một tăng, EVN đã không đủ khả năng đảm bảo cấp đủ điện nên họ đã nghĩ ra cách tính giá điện quái đản như vậy để hạn chế sức tiêu thụ điện năng của toàn xã hội. Thay vì họ phải đầu tư để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của đất nước, họ đã tìn cách hạn chế nó. Đấy là tư duy tiểu nông, quản không được thì cấm, kham không nổi nhiệm vụ thì tìm cách kìm hãm sự đòi hỏi. Và rõ ràng với cách làm như vậy, họ đã hy sinh sự phát triển xã hội để che đậy sự yếu kém của mình. Bản chất này có thể nói là rất khốn nạn.
Ngoài ra, tiệc tính giá điện lũy kế nó cũng bổ sung vào nguồn thu cho EVN để rồi, bầy kềnh kềnh thi nhau rút rỉa. Như ta biết, giá điện kinh doanh ở Việt Nam là 2.937 đồng/kWh tương đương 0,173 đô/kWh. Hãy đối chiếu với giá điện kinh doanh tại Mỹ chỉ 0,114 đô/kWh thì đủ thấy, EVN “ăn dày” như thế nào?! Ở Việt Nam, giá vận hành hệ thống điện sao cao bằng xứ Mỹ?! Vậy mà giá điện cao hơn. Độc quyền bán điện giá cao vậy mà năm nào cũng lỗ hàng ngàn tỷ, vậy tiền đó chạy đi đâu? Chắc không cần phải trả lời.
Đỗ Ngà
Tham khảo:
(FB Đỗ Ngà)
Tin tức Hàng Ngày - Trang Thông Tin Đa Chiều. Tất cả bài đăng tải trên thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả có thể gây ra những tranh luận đa chiều và trái chiều Tin tức Hàng Ngày mong nhận được ý kiến phản hồi và phản biện của độc giả
Đăng nhận xét